Sở hữu khuôn mặt hài hòa với dáng mũi thon gọn là mơ ước của nhiều phụ nữ. Song không phải ai cũng đẹp tự nhiên hay có chiếc mũi ưng ý ngay lần đầu tiên chỉnh sửa. Lựa chọn phương pháp chỉnh sửa mũi cho các lần sau được không ít người làm đẹp quan tâm.
Theo bác sĩ Lê Hoàng Vinh - người sáng lập phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Dr. Vinh Lê, nâng mũi tái cấu trúc (phẫu thuật nâng mũi bằng vật liệu độn nhân tạo kết hợp sụn tự thân) là kỹ thuật mổ yêu cầu sự tỉ mỉ, chuyên môn cao của bác sĩ nhằm giúp khách hàng có được dáng mũi ưng ý và lâu bền. Phương pháp này dùng để sửa chữa mũi hỏng do chấn thương, biến chứng của tiêm silicon vùng mũi hay phẫu thuật trước đó. Với những người bẩm sinh có mũi ngắn, sống mũi thấp, nền mũi hẹp, lỗ mũi tròn hay dẹt..., đây là phương pháp tối ưu.
Bác sĩ Vinh cho biết, ông khá băn khoăn khi tư vấn cho các trường hợp mũi hỏng nặng, khả năng chữa lành thấp. Tuy nhiên, bác sĩ cùng đội ngũ êkip phân tích kỹ các trường hợp để tìm ra phương pháp tối ưu.
Chị Nguyễn Thị Hoa (Hà Nội) là một trong những trường hợp sửa mũi tìm đến bác sĩ Vinh sau 4 lần sửa mũi không thành công. Bác sĩ nhận định tình trạng mũi của chị có nhiều mô viêm, đầu mũi cụp, trụ mũi bị lệch và nhiều xơ sẹo. Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ Vinh và êkip tiến hành phẫu thuật nâng mũi tái cấu trúc giúp khắc phục những khuyết điểm.
"Vì từng sửa mũi 4 lần nên tôi có chút e dè. Song, dáng mũi được bác sĩ Vinh chỉnh sửa giúp tôi tự tin hơn trong cuộc sống cũng như công việc", chị Hoa nói.
Bác sĩ Vinh cho biết, đa số người Đông Nam Á có mũi nhỏ, ngắn, sống mũi và nhất là đầu mũi thấp. Nếu bác sĩ cố gắng làm mũi dài ra, cao lên chỉ bằng một thanh độn bằng vật liệu tổng hợp sẽ làm da mũi bị căng, nhất là ở vùng đỉnh mũi, da mỏng và dần lộ sống. Dùng ghép bổ sung vào đầu mũi các loại vật liệu tự thân có thể không giải quyết được vấn đề. Lúc này, bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật nâng mũi tái cấu trúc.
Bác sĩ sẽ tái tạo lại toàn bộ cấu trúc mũi bằng các thao tác như sử dụng vật liệu tự thân thích hợp, dựng lại đỉnh mũi như sụn vành tai, sụn vách ngăn, sụn sườn... Vùng sống mũi có thể dùng vật liệu nhân tạo hoặc vật liệu tương hợp sinh học; thu hẹp xương tháp mũi theo chiều ngang bằng kỹ thuật cắt xương. Cuối cùng, bác sĩ phủ lại nhẹ nhàng da tháp mũi giúp không có lực căng đáng kể tác động trên da mũi.
"Khi tu nghiệp ở nước ngoài, tôi nhận ra sụn vách ngăn của người Việt mỏng và yếu hơn rất nhiều so với người nước ngoài. Dù nâng mũi bằng phương pháp nào cũng cần có trụ mũi vững vàng. Tùy theo tình trạng, bác sĩ lựa chọn mức độ can thiệp phù hợp. Người muốn làm đẹp phải sáng suốt chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao. Tay nghề của bác sĩ không chỉ làm nên một chiếc mũi đẹp mà còn phải khắc phục những khuyết điểm, biến chứng cũ", bác sĩ Vinh nói thêm.
Tên bệnh nhân trong bài đã được thay đổi.
Ngọc An