Năm 1940, Đức muốn phá hủy không lực của Anh trước khi dự tính xâm lược nước này. Khi kế hoạch đổ bể, Hitler chuyển sang tấn công dân thường bằng những đợt đánh bom trên diện rộng ở London và các thị trấn khác, làm hàng chục nghìn người thiệt mạng. Ảnh: Life
Năm 1940, Đức muốn phá hủy không lực của Anh trước khi dự tính xâm lược nước này. Khi kế hoạch đổ bể, Hitler chuyển sang tấn công dân thường bằng những đợt đánh bom trên diện rộng ở London và các thị trấn khác, làm hàng chục nghìn người thiệt mạng. Ảnh: Life
Trẻ em vùng ngoại ô đông London ngồi bên ngoài đống đổ nát của căn nhà bị bom Đức phá hủy. Ảnh: National archives
Trẻ em vùng ngoại ô đông London ngồi bên ngoài đống đổ nát của căn nhà bị bom Đức phá hủy. Ảnh: National archives
6 lính Mỹ cắm cờ trên đỉnh Suribachi, khi quân Mỹ đổ bộ và đánh chiếm đảo Iwo Jima, Nhật Bản ngày 19/2 - 26/3/1945. Bức ảnh này giành giải thưởng Pulitzer năm 1945 và được coi là một trong những hình ảnh quan trọng và ấn tượng nhất về cuộc chiến, đồng thời là một trong những bức hình được đăng lại nhiều nhất ở Mỹ. Ảnh: AP
6 lính Mỹ cắm cờ trên đỉnh Suribachi, khi quân Mỹ đổ bộ và đánh chiếm đảo Iwo Jima, Nhật Bản ngày 19/2 - 26/3/1945. Bức ảnh này giành giải thưởng Pulitzer năm 1945 và được coi là một trong những hình ảnh quan trọng và ấn tượng nhất về cuộc chiến, đồng thời là một trong những bức hình được đăng lại nhiều nhất ở Mỹ. Ảnh: AP
Thủy quân lục chiến Mỹ núp trên một sườn đồi ở Iwo Jima giữa khu rừng đã bị thiêu rụi, khi một cơ sở của Nhật bị xóa sổ tháng 3/1945. Life gọi đây là một trong những bức ảnh thể hiện sự ác liệt và tàn phá ghê gớm nhất của chiến tranh mà tạp chí này từng đăng. Ảnh: Life
Thủy quân lục chiến Mỹ núp trên một sườn đồi ở Iwo Jima giữa khu rừng đã bị thiêu rụi, khi một cơ sở của Nhật bị xóa sổ tháng 3/1945. Life gọi đây là một trong những bức ảnh thể hiện sự ác liệt và tàn phá ghê gớm nhất của chiến tranh mà tạp chí này từng đăng. Ảnh: Life
Bức ảnh chụp một nhóm người Do Thái ở Warsaw, Ba Lan bị quân phát xít lôi ra khỏi nơi trú ẩn là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về Holocaust, nạn diệt chủng khiến 6 triệu người Do Thái thiệt mạng. Ảnh: United States Holocaust Museum
Bức ảnh chụp một nhóm người Do Thái ở Warsaw, Ba Lan bị quân phát xít lôi ra khỏi nơi trú ẩn là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về Holocaust, nạn diệt chủng khiến 6 triệu người Do Thái thiệt mạng. Ảnh: United States Holocaust Museum
Tù nhân bị bỏ đói trong một trại tập trung ở Ebensee, Áo tháng 7/1945. Các bác sĩ trong trại này thường xuyên thực hiện thí nghiệm "khoa học" tàn nhẫn trên cơ thể người. Ảnh: NARA
Tù nhân bị bỏ đói trong một trại tập trung ở Ebensee, Áo tháng 7/1945. Các bác sĩ trong trại này thường xuyên thực hiện thí nghiệm "khoa học" tàn nhẫn trên cơ thể người. Ảnh: NARA
Người lính Liên Xô trong bức ảnh được cho là đã đứng dậy hô hào đồng đội chiến đấu, sau khi chỉ huy đơn vị thiệt mạng năm 1942. Ảnh: Pravda
Người lính Liên Xô trong bức ảnh được cho là đã đứng dậy hô hào đồng đội chiến đấu, sau khi chỉ huy đơn vị thiệt mạng năm 1942. Ảnh: Pravda
Lực lượng vũ trang toàn nữ giới của Mỹ lần đầu tiên thử mặt nạ chống độc tại Fort Des Moines, Iowa, tháng 6/1942. Ảnh: Life
Lực lượng vũ trang toàn nữ giới của Mỹ lần đầu tiên thử mặt nạ chống độc tại Fort Des Moines, Iowa, tháng 6/1942. Ảnh: Life
Một lính Đức 16 tuổi khóc khi bị lực lượng Mỹ bắt năm 1945. Ảnh: AP
Lính thủy đánh bộ Mỹ bế một em bé gần chết, được kéo ra từ dưới một tảng đá trong hang động ở Saipan, mùa hè năm 1944. Em bé là người duy nhất còn sống, giữa hàng trăm xác chết trong hang động. Đảo Saipan, thuộc quần đảo Mariana, là thuộc địa của Nhật Bản từ sau Thế chiến I. Cho đến cuối năm 1943, nơi này có hơn 29.000 người Nhật sinh sống. Tháng 6-7/1944, Mỹ đổ bộ vào Saipan, đánh bại quân đội Nhật Bản và kiểm soát hòn đảo này cho đến nay. Ảnh: Life
Lính thủy đánh bộ Mỹ bế một em bé gần chết, được kéo ra từ dưới một tảng đá trong hang động ở Saipan, mùa hè năm 1944. Em bé là người duy nhất còn sống, giữa hàng trăm xác chết trong hang động. Đảo Saipan, thuộc quần đảo Mariana, là thuộc địa của Nhật Bản từ sau Thế chiến I. Cho đến cuối năm 1943, nơi này có hơn 29.000 người Nhật sinh sống. Tháng 6-7/1944, Mỹ đổ bộ vào Saipan, đánh bại quân đội Nhật Bản và kiểm soát hòn đảo này cho đến nay. Ảnh: Life
Máy bay Mỹ ném bom đường sắt ở Áo tháng 12/1944. Ảnh: AP
Trung tá Robert Moore năm 1943 trở về thăm nhà ở thị trấn Villisca, trung Mỹ và được gia đình cùng bạn bè chào đón. Bức ảnh của Earle L. Bunker đoạt giải Pulitzer năm 1944. Ảnh: Omaha World Herald
Trung tá Robert Moore năm 1943 trở về thăm nhà ở thị trấn Villisca, trung Mỹ và được gia đình cùng bạn bè chào đón. Bức ảnh của Earle L. Bunker đoạt giải Pulitzer năm 1944. Ảnh: Omaha World Herald
Hiroshima sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6/8/1945. Ba ngày sau đó, quả bom thứ hai của Mỹ phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Ảnh: AP
Hiroshima sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6/8/1945. Ba ngày sau đó, quả bom thứ hai của Mỹ phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Ảnh: AP
Người lính Hồng quân Meliton Kantaria cắm cờ Liên Xô trên tòa nhà Quốc hội Đức trong trận Berlin ngày 2/5/1945. Hỉnh ảnh này là biểu tượng cho chiến thắng của Liên Xô và là một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất về cuộc chiến. Ảnh: Yevgeny Khaldei
Người lính Hồng quân Meliton Kantaria cắm cờ Liên Xô trên tòa nhà Quốc hội Đức trong trận Berlin ngày 2/5/1945. Hỉnh ảnh này là biểu tượng cho chiến thắng của Liên Xô và là một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất về cuộc chiến. Ảnh: Yevgeny Khaldei
Một tù nhân Đức được Liên Xô thả đoàn tụ với con gái 12 tuổi của mình năm 1956. Cô bé đã không gặp bố kể từ năm một tuổi. Bức ảnh của Helmuth Pirath đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1956. Ảnh: Keystone Press.
Một tù nhân Đức được Liên Xô thả đoàn tụ với con gái 12 tuổi của mình năm 1956. Cô bé đã không gặp bố kể từ năm một tuổi. Bức ảnh của Helmuth Pirath đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1956. Ảnh: Keystone Press.
Bức ảnh của Alfred Eisenstaedt ghi lại cảnh tượng một thủy thủ Mỹ bất ngờ hôn một nữ y tá tại quảng trường Thời đại, New York khi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tuyên bố khối Đồng minh đã chiến thắng trước Nhật, kết thúc Thế chiến II ngày 14/8/1945. Hình ảnh này đã trở thành một biểu tượng trong văn hóa Mỹ, xuất hiện cả trong điêu khắc và các bộ phim. Ảnh: Life
Bức ảnh của Alfred Eisenstaedt ghi lại cảnh tượng một thủy thủ Mỹ bất ngờ hôn một nữ y tá tại quảng trường Thời đại, New York khi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tuyên bố khối Đồng minh đã chiến thắng trước Nhật, kết thúc Thế chiến II ngày 14/8/1945. Hình ảnh này đã trở thành một biểu tượng trong văn hóa Mỹ, xuất hiện cả trong điêu khắc và các bộ phim. Ảnh: Life
Phương Vũ