Trước những chuyển biến mới trong việc xử lý bùn sông Tô Lịch mà mới nhất là thông báo "cá sống được trong khu bùn", nhiều độc giả VnExpress không giấu được sự hoài nghi về tính khả thi lâu dài của công nghệ này:
Xử lý được một đoạn 70 m2 thí điểm, nhưng theo bạn bè bên môi trường của mình chia sẻ thì chúng ta sẽ phải "thuê công nghệ" xử lý phần nhất thời này cho cả dòng sông Tô Lịch (khoảng 70,000 m2) cả trăm năm hoặc đến khi có công nghệ khác tốt hơn.
Khi phun nước, sục khí như vậy chắc chắn nồng độ oxy hòa tan sẽ cao hơn, góp phần phân hủy các chất hữu cơ trong lớp bùn. Không phủ nhận tác dụng của công nghệ Nhật nhưng liệu có đủ điều kiện để lắp vòi phun nước, sục khí trên toàn bộ chiều dài của sông hay không?
Sao mình thấy nó vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề và cảm giác đây không phải là giải pháp lâu dài. Giống như dự án chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh ở TP HCM vậy. Về lâu dài, phải gom được nước thải và xử lý trước khi cho ra sông. Chứ xử lý tới đâu nước thải mới ra tới đó thì đâu có giải quyết được gì.
Đang bơm oxy vào nước thì hàm lượng oxy tăng lên nhưng tắt máy vài giờ hàm lượng sẽ tụt xuống. Bây giờ giống như cái hồ cá cảnh, cúp điện nguyên ngày xem cá sống nổi không.
Có vẻ phiêu lưu quá khi vừa lọc vừa thải lại còn chất thải thô nữa. Có công thức về sự cân bằng là phải đảm bảo để lại ít nhất 20% nước cũ của sông Tô Lịch. Nhưng không có nguồn nước nào ngoài nước thải đổ vào và cũng chẳng đi đâu được nước tù đọng...
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.