Đúng như tên gọi tác giả viết trong tùy bút "ông đò", người đàn ông trong bài tùy bút làm nghề lái đò trên sông Đà, hàng ngày đối diện với thiên nhiên hung bạo. Tác giả xóa mờ xuất thân, lai lịch, tập trung miêu tả ngoại hình, sự mưu trí và bản lĩnh của ông. Điều này hàm ý việc ca những những người lao động vô danh nhưng âm thầm cống hiến cho cuộc đời.
Trong tùy bút, ông lái đò đã hiện lên như một con người tài hoa, trí dũng đã đánh bại được cái thác nước hung dữ, phá hết vòng vây này đến vòng vây khác, "cưỡi lên con thác", "nắm chặt lấy bờm sóng", "phóng nhanh", "lái xiết"... Ông như người nghệ sĩ thực thụ trong công việc lái đò trên sông Đà.
Nhà giáo Đỗ Kim Hồi đặt vấn đề, người lái đò sông Đà sẽ là ai nếu con thuyền của ông không phải vật lộn với "dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá". Có thể, con người ấy sẽ mang một vẻ đẹp của một ngư ông, ông chài, ông lái, nhưng sẽ không thể trở thành đối tượng của một khúc hùng ca. Trái lại, chính sự hùng vĩ của sóng của thác, của dòng nước sông Đà đã đưa con người đám đương đầu và chiến thắng thần đá, thần sông lên hàng oai linh.
Người xưa coi "cưỡi cơn gió mạnh, đạp đầu sóng dữ" là biểu trưng cho một lý tưởng sống anh hùng, thì ông lái đò sông Đà này, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân cũng chính là con người cưỡi gió đạp sóng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
"...Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh cửa, sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ...".
Ba lớp trùng vi của một thạch trận đầy cửa tử đã không nhấn chìm con thuyền đơn độc hết chỗ lùi. Các dũng tướng phá trận ngày xưa nếu vào đúng cửa sinh và đánh thốc ra đúng cửa sinh là đối phương tan tành thế trận. Ông lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân cũng như thế.
Qua trường hợp ông lái đò, nhà văn như muốn người đọc nghiền ngẫm triết lý: Giữa thế giới của độc dữ và nham hiểm, đầy sức mạnh man dại và lập lờ cạm bẫy, con người vẫn đủ khả năng tìm thấy luồng sinh khí.
Nguyễn Tuân ca ngợi lao động, ca ngợi con người theo cách của mình làm cho "hai tiếng con người vang lên kiêu hãnh biết bao". Qua hình tượng người lái đò sông Đà, nhà văn muốn thể hiện tư thế ngự trị của con người trước thiên nhiên thần thánh.
Câu 4: Vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà được tác giả so sánh với hình ảnh nào?