Trong niềm thương tiếc khôn nguôi những con người, cảnh vật của quê Hương, Hoàng Cầm đã dành tình cảm sâu nặng nhất cho người mẹ già và những em nhỏ. Người mẹ già nua, còm cõi gánh hàng rong đã lam lũ, vất vả trong thời bình lại càng khốn khó hơn khi quân giặc tới.
Hình ảnh bà mẹ tội nghiệp bị dạt ra khỏi "phiên chợ nghèo" khi giặc tràn tới cướp bóc trở đi trở lại ba lần trong một đoạn thơ ngắn. Đất lành lâu nay bỗng thành đất dữ. Chẳng những con người không được sống yên ổn mà đến cả cánh cò cũng táo tác, hoảng hốt không chốn nương thân.
Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông
Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp trên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu?
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ
Số phận tội nghiệp của những đứa trẻ trong chiến tranh cũng được Hoàng Cầm gợi lên trong cảnh đói khát với sự đe dọa của đạn bom. Cả ban ngày lẫn ban đêm, cả khi thức lẫn khi ngủ, cái chết luôn rình rập, đe dọa chúng. Lòng uất hận, căm giận của nhà thơ bùng lên dữ dội.
Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn
Lấy mẹt quây tròn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc dày vò những nét môi xinh
Câu 5: Kết thúc bài thơ là những hình ảnh đầy hy vọng, lạc quan. Nhân vật phiếm chỉ nào được ví đang "đi trẩy hội non sông" ở đoạn cuối tác phẩm?