Vùng quê Kinh Bắc trong hoài niệm của nhà thơ, được gợi lên bởi hương của lúa nếp thơm nồng (biểu tượng của cuộc sống ấm no) và những bức tranh làng Hồ (biểu tượng cho đời sống tinh thần).
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa trăm ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?
GS Trần Đăng Xuyền bình giảng, sự am hiểu và tình yêu tha thiết cái đẹp, cái tinh túy của văn hóa dân gian truyền thống đã giúp Hoàng Cầm chỉ ra một vài nét mà đã nói rất đúng đặc sắc của những bức tranh Đông Hồ, in đậm vào tâm trí người đọc. Đặc biệt, những câu thơ trên đã gợi lên thần thái, cái hồn của chúng: Từ chất liệu đến đề tài, tư tưởng, phong cách nghệ thuật đều rất dân gian và đậm đà bản sắc dân tộc.
Vẻ đẹp của quê hương rực sáng lên rồi bị chìm trong khói lửa chiến tranh. Nhà thơ đã miêu tả xúc động những hình ảnh tan tác, chia lìa của quê hương khi giặc tới: Ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng khô, nhà cháy, con người chia lìa, cả loài vật (mẹ con đàn lợn âm dương) cũng thành ra tan tác.
Ở đây, cái ảo và cái thực đã hoàn nhập với nhau, khó lòng tách bạch riêng biệt. Mượn hình ảnh trong chiến tranh để diễn tả cảnh tượng thật ngoài đời, nhà thơ đã lay động sâu xa tình cảm của những con người gắn bó máu thịt với truyền thống văn hóa hàng ngàn đời của quê hương Kinh Bắc.
Khổ tiếp theo của bài thơ:
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu?
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu, về đâu?
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toả nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Bãi Trầm Chỉ người giăng tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa mầu
Những người thợ nhuộm
Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Bây giờ đi đâu, về đâu?
Tóm lại, cảm hứng chủ đạo phần đầu bài thơ là nỗi đau tiếc nuối trước cảnh quê hương thanh bình bị tàn phá. Vùng quê Kinh Bắc trong hoài niệm nhà thơ, được gợi lên bởi hương lúa nếp thơm nồng và những bức tranh làng Hồ, những đình chùa cổ kính, những hội hè đình đám. Tái hiện trong tâm trí nhà thơ, Kinh Bắc còn là xứ sở của buôn bán sầm uất đông vui, là miền quê lao động và con người cũng mang vẻ đẹp chân chất: Những cô hàng xén, những cô dệt sợi, những bà cụ, những em nhỏ...
Câu 4: Đoạn tiếp theo của bài thơ, Hoàng Cầm dành tình cảm sâu nặng nhất cho ai, khi bày tỏ nỗi niềm thương tiếc cho con người, cảnh vật quê hương?