Theo sách Giảng văn văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), vào một đêm giữa tháng 4/1948, nghe xong thông tin tình hình giặc đánh phá quê hương bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm "cực kỳ xao xuyến, tâm tư chồng chất những nhớ thương, tiếc nuối, xót xa với cảnh và người nơi quê bị tàn phá, giết hại cùng với một niềm căm giận sâu lắng". Hoàng Cầm cho biết: "Quá 12 giờ đêm, tôi thắp đèn dầu ngồi viết. Viết một mạch, có lúc cảm xúc rào lên mạnh, chỉ sợ viết không kịp với cảm xúc".
Quê hương Bắc Ninh và dòng sông Đuống nhiều lần xuất hiện trong thơ Hoàng Cầm với nỗi nhớ da diết, như ông từng nói về quê cha đất mẹ:
Tôi người quan họ
Quê mẹ bên này sông
Cách quê cha một dòng
Nước trắng...
Theo tác giả, những bài thơ tiêu biểu nhất của đời thơ ông được viết ra bằng những xui khiến vô thức của định mệnh, như Bên kia sông Đuống, Lá diêu bông, Cây tam cúc. Về Kinh Bắc là tập thơ quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Hoàng Cầm. Phong cảnh thiên nhiên, truyền thống văn hoá, vẻ đẹp duyên dáng của người con gái Kinh Bức đã trở thành máu thịt của tâm hồn ông.
Câu 3: Sản phẩm của làng nghề nào được nhà thơ Hoàng Cầm nhắc đến trong khổ tiếp theo của bài thơ?