Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm (1922-2010) được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đang công tác ở Việt Bắc thì nghe tin giặc Pháp đánh phá quê hương mình.
Sông Đuống có tên gọi khác là Thiên Đức, vốn là nhánh của sông Hồng nối với sông Thái Bình, chia tỉnh Bắc Ninh ra làm hai phần Nam (hữu ngạn) và Bắc (tả ngạn). Quê Hoàng Cầm ở hữu ngạn, ngay bên bờ sông Đuống.
Bên kia sông Đuống là bài thơ của thế giới Kinh Bắc, cái nôi văn hóa cổ nổi tiếng một thời với đình chùa lễ hội và làn điệu quan họ ngọt ngào. Theo chia sẻ của Hoàng Cầm, đây là nơi ông yêu như máu thịt.
Bài thơ lần đầu tiên được đăng trên báo Cứu quốc tháng 6/1948 rồi được phổ biến rộng ra toàn quốc. Đoạn đầu của bài thơ như sau:
Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp loáng
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay.
Theo GS Trần Đăng Xuyền, lời an ủi "đưa em về sống Đuống" thực chất chỉ diễn ra bằng con đường của hoài niệm, hồi ức. Trong hoài niệm đó, hình ảnh trung tâm là dòng sông Đuống nổi bật lên trong không gian tâm tưởng. Hình ảnh con sông quê hương với bờ cát trắng phẳng lì từ quá khứ xa xưa trôi chảy về hiện tại, hiện lên trong tâm trí nhà thơ như một dòng sáng "ấp lánh", trù phú những màu xanh.
Dáng nằm "nghiêng nghiêng" của dòng sông Đuống là một phát hiện, một sáng tạo độc đáo của Hoàng Cầm. Cảm xúc mãnh liệt cùng với trí tưởng tượng phong phú đã giúp nhà thơ tạo nên hình ảnh một dòng sông đầy ấn tượng, xáo trộn cả không gian và thời gian, ám ảnh hoài tâm trí người đọc.
Theo cảm nhận của nhiều người đọc, việc nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa là cho dòng sông có dáng "nằm nghiêng nghiêng" khiến sông Đuống giống như một chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ "nghiêng nghiêng" khiến người ta hình dung được vóc dáng của dòng sông mềm mại uốn lượn và dường như cũng có tâm hồn.
Câu 2: Bài thơ Bên kia sông Đuống được nhà thơ viết vào thời gian nào trong ngày?