Ngày nào cũng vậy, sau khi hoàn thành các công việc trong gia đình, bất kể lúc nào, chị Nguyễn Oanh- một tiểu thương tại quận Tân Bình, TP HCM lại tranh thủ check các đơn đặt hàng trên mạng. Công việc lặp đi lặp lại này chưa bao giờ khiến chị buồn chán, thậm chí, càng bận rộn, chị càng vui.
5 năm trước, chị Oanh cùng chồng mở một công ty du lịch, chuyên các tour đi nước ngoài. Công việc bận rộn, phải đi suốt nhưng vì còn trẻ hai vợ chồng đều chấp nhận. Vừa làm được hai năm thì Covid-19 bùng phát, công ty của chị ngừng hoạt động vì các chuyến bay quốc tế đều đóng cửa. Vợ chồng chị dự tính đợi hết dịch thì làm tiếp nhưng "không ngờ càng chờ càng thấy vô vọng".
Sau thời gian dài thấp thỏm, chị Oanh quyết định đóng cửa hẳn công ty du lịch. Chị là một trong hàng chục nghìn doanh nghiệp Việt Nam phải đóng cửa vì ảnh hưởng của Covid-19. Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong tháng đầu năm 2021 tăng 36% so với cùng kỳ, lên đến 25.750 doanh nghiệp trong số này có hơn 18.000 doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn, phần còn lại là ngừng hoạt động chờ giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể.
Không bất động giữa biến động
Với suy nghĩ không thể ngồi yên chờ đợi, chị Oanh và chồng tìm hướng đi mới với mảng kinh doanh online- bán các loại hạt dinh dưỡng trên mạng xã hội. Chia sẻ về lý do chọn mặt hàng kinh doanh, bà mẹ một con cho biết, do bản thân từng tìm hiểu về mặt hàng dinh dưỡng và giảm cân, ngoài ra, chị cũng muốn tận dụng nguồn cung từ xưởng làm đồ khô của gia đình.
Ngày mới khởi nghiệp, chị kỳ vọng nhiều vì thấy mạng xã hội ngày càng phát triển, đối tượng khách hàng rộng, nhu cầu lớn. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng hoạt động, khách hàng của chị đa phần là người thân, người quen ở xung quanh nơi ở. Chị nghiệm ra rằng, nguồn khách trên mạng xã hội bị giới hạn, bản thân lại không thể cạnh tranh với những thương hiệu lâu năm.
"Chứng kiến cảnh hàng trăm công ty lớn nhỏ phải đóng cửa vì Covid-19, một tiểu thương như tôi có thể duy trì công việc buôn bán là điều từng nằm mơ cũng không dám", chị Oanh bộc bạch khi nhớ lại quãng thời gian đầu- kinh doanh khó khăn vì dịch bệnh.
Giữa lúc đó, bà mẹ một con tình cờ thấy khóa học về kinh doanh trực tuyến của Lazada. "Biết đến sàn thương mại điện tử này từ lâu nhưng tôi chưa tìm hiểu kỹ. Nghĩ đây là cơ hội để thay đổi nên tôi quyết định đăng ký học. Biết đâu mọi thứ sẽ khác", chị tự động viên bản thân.
Khóa học của Lazada chỉ kéo dài ba ngày nhưng chị được khai mở nhiều thứ về kinh doanh trực tuyến, về thương mại điện tử. "Nếu lên sàn thương mại điện tử, tôi có thể tiếp cận được khách hàng ở khắp nơi trên cả nước, chi phí quảng cáo cũng rẻ hơn so với trên Facebook", chị Oanh kể những ưu điểm nếu kinh doanh trên Lazada sau khi tham gia khóa học.
Nắm bắt thời cơ để thành công
Đầu năm 2021, chị Oanh cùng chồng quyết định mở gian hàng bán ngũ cốc và đồ ăn kiêng trên Lazada. Ngày mới bắt đầu bán, hai vợ chồng cũng nhiều lần nản chí vì không có đơn nhưng chị kiên nhẫn áp dụng chính sách được học, tình hình cũng khả quan hơn. Từ 5-10 đơn, giờ đây, trung bình mỗi ngày chị có khoảng 80-100 đơn. Đà tăng trưởng của gian hàng bắt đầu từ cuối tháng 3.
"Khách hàng của tôi tới 90% là các chị em. Bản thân là một người phụ nữ, tôi cũng hiểu họ cần gì và muốn gì khi đến với gian hàng của mình. Do đó, tôi luôn cố gắng tư vấn tận tâm, hết mực, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Mình phải làm thế nào để họ tiếp tục nhớ đến và tìm mua", chị Oanh chia sẻ.
Những dịp có chương trình ưu đãi của Lazada, chị bán được vài trăm đơn. Đỉnh điểm là chuỗi sự kiện 6/6 vừa qua, gian hàng của chị tấp nập với hơn nửa triệu đơn hàng. Doanh thu tháng 6 đạt hơn 500 triệu đồng. Kết quả này có được nhờ chị biết tận dụng tất cả công cụ và tích cực tham gia chương trình khuyến mãi từ sàn.
Gian hàng của chị cũng nhận được những phản hồi tích cực từ người mua. "Nhầm lẫn khi đóng gói sản phẩm là điều khó tránh khỏi, nhất là với những ngày nhiều đơn. Trường hợp nhầm đơn, chúng tôi luôn hỗ trợ khách hàng đổi trả trong thời gian ngắn nhất và chịu phí", chị kể.
Theo chị Oanh, trong thời kỳ dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, bán hàng trực tuyến là mảnh đất màu mỡ, sàn thương mại điện tử là cứu cánh cho nhiều tiểu thương. Để duy trì công việc kinh doanh thuận lợi trên sàn thương mại điện tử, chị Oanh khẳng định hai yếu tố cần quan tâm.
Một là, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng. Theo đó, chị luôn tự mình kiểm tra nguyên liệu đầu vào, thành phẩm trước khi tới tay khách hàng. "Sản phẩm là cốt lõi của gian hàng nên chất lượng tốt là điều luôn được ưu tiên. Quan điểm của tôi là bán hàng lâu dài, trân trọng từng khách hàng", chị nói.
Yếu tố thứ hai là về giá cả. Chị cho rằng, trước khi tham gia sàn thương mại điện tử, người bán cần có nguồn hàng ổn định, không bị tác động nhiều bởi cạnh tranh về giá trên sàn thương mại điện tử là rất lớn.
Lan tỏa cảm hứng đến cộng đồng kinh doanh online
Bước chân vào lĩnh vực thương mại điện tử, chị Oanh không chỉ có thu nhập ổn định hơn nhiều người trong bối cảnh dịch Covid-19 mà còn có thể chủ động thời gian chăm sóc gia đình.
Không chỉ tham gia bán hàng trên Lazada, chị Oanh còn trở thành một giảng viên (mentor) khi tham gia chương trình LazMaster. Đây là sáng kiến mới của Lazada giúp kết nối, tư vấn và tạo điều kiện để các nhà bán hàng học hỏi kinh nghiệm, phát triển kỹ năng và nhanh chóng gặt hái thành công trên sàn thương mại điện tử.
Theo đó, với kinh nghiệm của mình, chị Oanh chia sẻ thêm về cách để phát triển một gian hàng toàn diện trên như cách set up đăng sản phẩm, tham gia chương trình khuyến mãi, cách phân tích thị trường, tài chính... giúp đỡ các nhà bán hàng mới còn gặp nhiều khó khăn.
Đây cũng là cách chị Oanh đóng góp vào sự lớn mạnh của cộng đồng nhà bán hàng trên thương mại điện tử, từ đó truyền cảm hứng dám nghĩ dám làm, nắm bắt xu thế và tận dụng thời cơ để phát triển kinh doanh dù trong mọi thời điểm.
Đăng ký trở thành nhà bán hàng cùng Lazada nhận nhiều ưu đãi tại đây
An Nhiên