Những ngày này bờ biển Cửa Đại đoạn sau UBND phường Cẩm An đến biển An Bàng dài 2 km tiếp tục sạt lở. Tại khối Tân Thịnh, phường Cẩm An, bốn ngôi nhà và một quán nhậu bị nước biển xâm thực gần 15 m, tạo hàm ếch dưới nền nhà, gây sập một phần.
Nguyên nhân là tối 19/10, do hoàn lưu bão Nesat, cơn bão thứ sáu ở Biển Đông trong năm nay, sóng biển dâng cao tràn lên bờ, gây sạt lở.
Những ngày này bờ biển Cửa Đại đoạn sau UBND phường Cẩm An đến biển An Bàng dài 2 km tiếp tục sạt lở. Tại khối Tân Thịnh, phường Cẩm An, bốn ngôi nhà và một quán nhậu bị nước biển xâm thực gần 15 m, tạo hàm ếch dưới nền nhà, gây sập một phần.
Nguyên nhân là tối 19/10, do hoàn lưu bão Nesat, cơn bão thứ sáu ở Biển Đông trong năm nay, sóng biển dâng cao tràn lên bờ, gây sạt lở.
Tường nhà phía trước của ông Nguyễn Phụng bị nứt rộng 10 cm, dài hơn 5 m. Phía sau ngôi nhà bị nước khoét trơ chân móng nên sập xuống.
"Bão Noru và Sơn Ca sóng đánh chỉ gây sạt lở nhẹ, tối 19/10 ảnh hưởng của bão Nesat nước biển dâng tràn vào nhà đã cuốn trôi 15 m đất. Sau một đêm, phía dưới nên nhà bị xé toang, tường nhà phía sau bị cuốn trôi", ông Phụng kể.
Tường nhà phía trước của ông Nguyễn Phụng bị nứt rộng 10 cm, dài hơn 5 m. Phía sau ngôi nhà bị nước khoét trơ chân móng nên sập xuống.
"Bão Noru và Sơn Ca sóng đánh chỉ gây sạt lở nhẹ, tối 19/10 ảnh hưởng của bão Nesat nước biển dâng tràn vào nhà đã cuốn trôi 15 m đất. Sau một đêm, phía dưới nên nhà bị xé toang, tường nhà phía sau bị cuốn trôi", ông Phụng kể.
Cách nhà ông Phụng khoảng 10 m là căn nhà cấp 4 bị sóng đánh sập phía sau, từng mảng tường đổ xuống và trôi ra biển. Móng nhà bị khoét sâu hơn một mét, dài gần 10 m.
Cách nhà ông Phụng khoảng 10 m là căn nhà cấp 4 bị sóng đánh sập phía sau, từng mảng tường đổ xuống và trôi ra biển. Móng nhà bị khoét sâu hơn một mét, dài gần 10 m.
Một nhà vệ sinh của quán nhậu bị cuốn trôi ra bờ biển.
Đường bê tông ở khối phố Tân Thịnh, phường Cẩm An, bị sóng biển xé toang.
Bà Nguyễn Thị Hoa có 600 m2 đất ven biển bị cuốn trôi. "Từng đợt sóng cao gần 3 m tấp vào bờ, cuốn trôi đất cát xuống biển", bà nói.
Bà Nguyễn Thị Hoa có 600 m2 đất ven biển bị cuốn trôi. "Từng đợt sóng cao gần 3 m tấp vào bờ, cuốn trôi đất cát xuống biển", bà nói.
Cách nơi nhà sập khoảng 2 km, bãi biển An Bàng có hàng chục nhà hàng bị ảnh hưởng. Trong một đêm, biển xâm thực khoảng 5 m. Để gia cố tạm thời, ông Đinh Lỳ đóng cọc tre thành hàng dài, sau đó trải bạt rồi dùng bao cát làm bờ kè ngăn sạt lở.
Cách nơi nhà sập khoảng 2 km, bãi biển An Bàng có hàng chục nhà hàng bị ảnh hưởng. Trong một đêm, biển xâm thực khoảng 5 m. Để gia cố tạm thời, ông Đinh Lỳ đóng cọc tre thành hàng dài, sau đó trải bạt rồi dùng bao cát làm bờ kè ngăn sạt lở.
Nhiều nhà hàng bị nước biển xâm thực sắp sập đổ nên bỏ hoang.
Ông Nguyễn Văn Tài (áo xanh), chủ một nhà hàng, cùng nhân công bưng bao cát thả xuống làm bờ kè. "Mỗi lần biển xâm thực mất nhiều bao cát nên phải bù vào để giữ nhà hàng. Nếu không làm, nước ăn sâu vào và sẽ cuốn trôi", ông Tài nói và mong Nhà nước sớm có phương án phục hồi bờ biển để người dân làm ăn, buôn bán.
Ông Nguyễn Văn Tài (áo xanh), chủ một nhà hàng, cùng nhân công bưng bao cát thả xuống làm bờ kè. "Mỗi lần biển xâm thực mất nhiều bao cát nên phải bù vào để giữ nhà hàng. Nếu không làm, nước ăn sâu vào và sẽ cuốn trôi", ông Tài nói và mong Nhà nước sớm có phương án phục hồi bờ biển để người dân làm ăn, buôn bán.
Sau khi đóng cọc tre, lót bạt, người dân đổ đất xuống làm bờ kè nhiều cấp để giữ nhà hàng.
Bãi tắm An Bàng bị sạt lở, du khách nước ngoài dạo chơi trên bãi cát nhỏ hẹp.
Cũng trên bờ biển Cửa Đại, chính quyền Quảng Nam đã xây hơn 2 km đê ngầm chắn sóng. Đê ngầm cao trung bình 4,5 m, chân rộng 12 m, chóp rộng 1,5 m, cách bờ 250 m.
Thân đê kết cấu phía trong bằng đá hộc, mỗi hòn nặng 700-1.200 kg; phía ngoài lát bê tông khối, mỗi hòn nặng 5 tấn. Sóng ngoài khơi đổ vào bị đê ngăn lại, đến bờ gặp bãi cát tiêu sóng nên giảm cường độ đánh vào bờ. Ba trận bão vừa qua, khu vực có đê ngầm ít sạt lở.
Nằm trong dự án làm đê ngầm, đoạn bờ biển trước đường Âu Cơ, phường Cửa Đại, được bơm cát vào. Mặc dù bị nước biển tràn vào, bãi cát không bị mất đi.
Cũng trên bờ biển Cửa Đại, chính quyền Quảng Nam đã xây hơn 2 km đê ngầm chắn sóng. Đê ngầm cao trung bình 4,5 m, chân rộng 12 m, chóp rộng 1,5 m, cách bờ 250 m.
Thân đê kết cấu phía trong bằng đá hộc, mỗi hòn nặng 700-1.200 kg; phía ngoài lát bê tông khối, mỗi hòn nặng 5 tấn. Sóng ngoài khơi đổ vào bị đê ngăn lại, đến bờ gặp bãi cát tiêu sóng nên giảm cường độ đánh vào bờ. Ba trận bão vừa qua, khu vực có đê ngầm ít sạt lở.
Nằm trong dự án làm đê ngầm, đoạn bờ biển trước đường Âu Cơ, phường Cửa Đại, được bơm cát vào. Mặc dù bị nước biển tràn vào, bãi cát không bị mất đi.
Người dân gia cố bờ biển ngăn sạt lở. Video: Đắc Thành
Bãi biển Cửa Đại dài gần 7 km, từng đứng trong top 25 bãi biển đẹp nhất châu Á, nhưng từ năm 2014 bị nước biển xâm thực.
Đến nay, ba dự án đã triển khai, xây dựng 2,3 km đê ngầm và bơm cát tạo bãi biển. Với 4,5 km bờ biển sạt lở còn lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam đã lập xong dự án, đang làm việc với Cơ quan Phát triển Pháp vay 145 triệu euro (hơn 1.000 tỷ đồng) để xây đê ngầm và hút khoảng 2 triệu m3 cát tạo bãi.
Đắc Thành