Những ngày gần đây, bờ biển Cửa Đại, TP Hội An dài 7,5 km tiếp tục sạt lở, hàng trăm mét bờ kè mềm bằng bao tải cát bị sóng đánh sập. Hàng chục nhà hàng, khu nghỉ dưỡng bị nước biển xâm thực.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch TP Hội An, cho biết hơn một km ở phía Bắc bị sạt lở nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều đoạn ở phía Nam được kè mềm làm bằng bao tải đựng cát loại lớn bị cuốn trôi.
Những ngày gần đây, bờ biển Cửa Đại, TP Hội An dài 7,5 km tiếp tục sạt lở, hàng trăm mét bờ kè mềm bằng bao tải cát bị sóng đánh sập. Hàng chục nhà hàng, khu nghỉ dưỡng bị nước biển xâm thực.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch TP Hội An, cho biết hơn một km ở phía Bắc bị sạt lở nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều đoạn ở phía Nam được kè mềm làm bằng bao tải đựng cát loại lớn bị cuốn trôi.
Hơn 10 cây dừa ở nhà hàng hải sản bị sóng đánh trôi ra biển. "Mấy ngày qua nước biển xâm thực khoảng 10 m", người trông coi nhà hàng nói và cho biết trước đây có một bờ kè xây bằng đá nhưng đã sạt lở.
Hơn 10 cây dừa ở nhà hàng hải sản bị sóng đánh trôi ra biển. "Mấy ngày qua nước biển xâm thực khoảng 10 m", người trông coi nhà hàng nói và cho biết trước đây có một bờ kè xây bằng đá nhưng đã sạt lở.
Mỗi đợt sóng vỗ bờ tạo thành hàm ếch, cuốn theo đất cát ven bờ xuống biển.
Bờ biển Cửa Đại đã sạt lở nhiều năm nay, mỗi lần mưa bão là nước biển xâm thực vào đất liền. Nhiều hội thảo về tình trạng xâm thực nơi đây đã được tổ chức. Các nhà khoa học nhận định, nguyên nhân xói lở chủ yếu do thay đổi cán cân bùn cát, do dòng chảy và tác động của con người.
Mỗi đợt sóng vỗ bờ tạo thành hàm ếch, cuốn theo đất cát ven bờ xuống biển.
Bờ biển Cửa Đại đã sạt lở nhiều năm nay, mỗi lần mưa bão là nước biển xâm thực vào đất liền. Nhiều hội thảo về tình trạng xâm thực nơi đây đã được tổ chức. Các nhà khoa học nhận định, nguyên nhân xói lở chủ yếu do thay đổi cán cân bùn cát, do dòng chảy và tác động của con người.
Từng đợt sóng ngoài biển tấp vào tạo cột sóng cao gần 4 m hất vào bờ.
"Đầu tháng 10 đến nay mưa lớn kéo dài, áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh liên tục. Lũ trong sông Thu Bồn chảy ra, cộng với thủy triều dâng cao khiến nước biển ở Cửa Đại lên tạo những đợt sóng lớn", chủ một nhà hàng ở ven biển cho biết.
Từng đợt sóng ngoài biển tấp vào tạo cột sóng cao gần 4 m hất vào bờ.
"Đầu tháng 10 đến nay mưa lớn kéo dài, áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh liên tục. Lũ trong sông Thu Bồn chảy ra, cộng với thủy triều dâng cao khiến nước biển ở Cửa Đại lên tạo những đợt sóng lớn", chủ một nhà hàng ở ven biển cho biết.
Một đoạn tường xây bằng đá, gạch, xi măng bị sóng đánh sập phía dưới, phần trên gãy đôi nằm trơ ra được chủ nhà hàng dùng cọc tre chống đỡ. Để tránh sạt lở vào phía trong, các chủ kinh doanh đã dùng hàng trăm bao cát gia cố.
Một đoạn tường xây bằng đá, gạch, xi măng bị sóng đánh sập phía dưới, phần trên gãy đôi nằm trơ ra được chủ nhà hàng dùng cọc tre chống đỡ. Để tránh sạt lở vào phía trong, các chủ kinh doanh đã dùng hàng trăm bao cát gia cố.
Nhà hàng của anh Nguyễn Ngọc Thịnh, phường Cẩm An bị sóng đáng sập xuống biển. "Những ngày qua biển xâm thực hơn 15 m, nền nhà và nhiều tài sản bị cuốn trôi. Chỉ mong nhà nước sớm có phương án phục hồi bờ biển để người dân làm ăn, buôn bán", anh Thịnh nói.
Nhà hàng của anh Nguyễn Ngọc Thịnh, phường Cẩm An bị sóng đáng sập xuống biển. "Những ngày qua biển xâm thực hơn 15 m, nền nhà và nhiều tài sản bị cuốn trôi. Chỉ mong nhà nước sớm có phương án phục hồi bờ biển để người dân làm ăn, buôn bán", anh Thịnh nói.
Nhân viên nhà hàng ven biển bưng bao cát thả xuống chống sạt lở. "Một ngày có khoảng 500 bao bị cuốn trôi, sau đó tôi tiếp tục dùng bao mới bổ sung", ông Lương Tấn Lộc, chủ nhà hàng nói.
Nhân viên nhà hàng ven biển bưng bao cát thả xuống chống sạt lở. "Một ngày có khoảng 500 bao bị cuốn trôi, sau đó tôi tiếp tục dùng bao mới bổ sung", ông Lương Tấn Lộc, chủ nhà hàng nói.
Những nhà hàng dọc bờ biển Cửa Đại dùng bạt phủ lên phần bị sạt lở, sau đó dùng bao cát chồng lên. "Đây là cách làm tạm thời để ngăn nước biển xâm thực, nếu không làm thì hàng chục mét đất bị cuốn trôi, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng đổ sập", một người dân ven biển cho hay.
Những nhà hàng dọc bờ biển Cửa Đại dùng bạt phủ lên phần bị sạt lở, sau đó dùng bao cát chồng lên. "Đây là cách làm tạm thời để ngăn nước biển xâm thực, nếu không làm thì hàng chục mét đất bị cuốn trôi, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng đổ sập", một người dân ven biển cho hay.
Sáng 20/10, chính quyền Hội An huy động hơn 100 người gồm bộ đội, dân quân tự vệ dùng bao tải cát để gia cố những đoạn sạt lở ven biển Cửa Đại. Công việc dự kiến kéo dài ba ngày.
Sáng 20/10, chính quyền Hội An huy động hơn 100 người gồm bộ đội, dân quân tự vệ dùng bao tải cát để gia cố những đoạn sạt lở ven biển Cửa Đại. Công việc dự kiến kéo dài ba ngày.
Hàng dừa ở bãi tắm được chính quyền thành phố dùng dây buộc để chống ngã đổ.
Trên đường bờ biển Âu Cơ, nơi người dân, du khách thường tập trung tham quan, vui chơi hiện được chính quyền dùng lưới cao gần 2 m để cảnh báo cấm vào khu vực nguy hiểm.
Trên đường bờ biển Âu Cơ, nơi người dân, du khách thường tập trung tham quan, vui chơi hiện được chính quyền dùng lưới cao gần 2 m để cảnh báo cấm vào khu vực nguy hiểm.
Một khu nghỉ dưỡng ở phía Nam biển Cửa Đại bị sóng đánh sập. Để ngăn sạt lở, chủ đầu tư đang thi công kè bê tông nhằm bảo vệ nước biển xâm thực.
Bờ biển Cửa Đại là cửa ngõ cuối của các dòng sông Thu Bồn, Trường Giang đổ ra biển. Năm 2015, chuyên trang du lịch nổi tiếng TripAdvisor xếp biển Cửa Đại - vị trí 18 trong top bãi biển hàng đầu ở châu Á.
Một khu nghỉ dưỡng ở phía Nam biển Cửa Đại bị sóng đánh sập. Để ngăn sạt lở, chủ đầu tư đang thi công kè bê tông nhằm bảo vệ nước biển xâm thực.
Bờ biển Cửa Đại là cửa ngõ cuối của các dòng sông Thu Bồn, Trường Giang đổ ra biển. Năm 2015, chuyên trang du lịch nổi tiếng TripAdvisor xếp biển Cửa Đại - vị trí 18 trong top bãi biển hàng đầu ở châu Á.
Sóng đánh bờ biển Cửa Đại. Video: Đắc Thành.
- Nhiều nhà nghỉ ven biển Cửa Đại bỏ hoang do sạt lở
- Bờ biển Cửa Đại sạt lở
- Quảng Nam chi hơn 80 tỷ đồng 'cứu' biển Cửa Đại bị sạt lở
Đắc Thành