Tại phiên họp toàn thể với Thủ tướng trong khuôn khổ Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh Việt Nam (GEFE 2022), đại diện công ty Schneider Electric tham gia với vai trò diễn giả cao cấp đã trình bày một số sáng kiến về sử dụng hiệu quả năng lượng.
Cụ thể, công ty đưa ra các cam kết hỗ trợ Việt Nam đáp ứng các cam kết tại COP27 để từng bước hoàn thành các mục tiêu phát triển được nêu trong Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021-2030. Ngoài ra, Schneider Electric cũng mang đến các sáng kiến về điện 4.0, nhà máy trung hòa carbon, tòa nhà trung hòa carbon và năng lượng mặt trời.
Tại phiên tọa đàm, ông Xavier Denoly - Phó Chủ tịch Cấp cao về Phát triển bền vững của Schneider Electric nhận định các xu hướng phát triển bền vững và khử carbon đang bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu. Theo đó, việc giảm phát thải carbon 30-50% vào năm 2030 hay giữ cho giữ cho trái đất nóng lên 1,5 độ C được thảo luận tại COP27 chỉ có thể đạt được nếu các nỗ lực được triển khai nhanh hơn 3-5 lần.
Để đạt được mục tiêu trên, Schneider Electric nhấn mạnh vai trò của điện 4.0, kết hợp điện và kỹ thuật số, là cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí để khử cacbon. Trong bối cảnh hiện nay có hơn 60% năng lượng sản xuất bị lãng phí, Schneider Electric cung cấp giải pháp điện 4.0 tối ưu hiệu quả năng lượng giúp mang lại hiệu quả bền vững. Khách hàng có thể đo lường được lượng tiêu thụ khi áp dụng công nghệ số tập trung vào phần mềm trong hệ sinh thái mở.
Tuy nhiên, theo ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia, vẫn còn 3 yếu tố cản trở quá trình xanh hóa các tòa nhà mới và đã xây dựng. Đầu tiên, chủ đầu tư quan tâm nhiều đến chi phí xây dựng truyền thống, bỏ qua các chi phí đầu tư cho môi trường. Thứ hai, cơ chế chính sách về công trình xanh đã có, nhưng chưa đẩy mạnh. Thứ ba, chưa nhiều các nhà phát triển bất động sản đưa bền vững vào giá trị thương hiệu.
Ngoài ra, ông Lâm cũng xác định, việc làm mới các toà nhà đã có và xây mới theo tiêu chuẩn xanh hoá góp phần đạt mục tiêu net-zero đến 2050 của quốc gia. Chi phí đầu tư làm mới cho các tòa nhà đã xây chỉ cần thời gian hoàn vốn khoảng 8-10 năm. Đối với các tòa nhà mới, chi phí thiết lập các tiêu chuẩn xanh chỉ chiếm tối đa 4-6% tổng chi phí đầu tư và sẽ ngày càng ít hơn nhờ công nghệ hiện đại.
Schneider Electric hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn về phát triển bền vững cho chủ đầu tư, cũng như các giải pháp giảm phát thải carbon và tăng tính hiệu quả cho công trình, tiết kiệm chi phí vận hành và tăng tốc hoàn vốn đầu tư ban đầu.
Những nỗ lực của Schneider Electric đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội luôn là hình mẫu cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước học hỏi, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hợp tác của chính phủ với các doanh nghiệp.
Tiếp nối sự kiện GEFE 2022, Schneider Electric sẽ tiếp tục ra mắt các sáng kiến giải quyết vấn đề năng lượng, kinh tế và khí hậu tại Innovation Summit Vietnam 2022, tổ chức ở White Palace Phạm Văn Đồng từ ngày 6/12 đến 7/12.
Hồng Thảo
Đăng ký tham gia miễn phí tại đây.