Người ta mối lái cho Thúy Kiều bán mình làm vợ lẽ Mã Giám Sinh, kỳ thực đây là một gã dắt gái. Kết quả là Kiều rơi vào nhà chứa của Tú Bà ở Lâm Tri. Không chịu được tủi nhục, nàng rút dao tự tử nhưng được Tú Bà chạy thuốc thang, lại hứa với nàng tìm nơi xứng đáng gả chồng để lấy lại tiền mụ đã bỏ ra mua nàng.
Kiều được ở lầu Ngưng Bích nhưng vẫn cảm thấy cuộc sống bấp bênh. Một hôm, Sở Khanh xuất hiện, tỏ ý muốn giúp nàng bỏ trốn. Nàng tin cậy, chạy trốn cùng Sở Khanh nhưng hóa ra mắc lừa mưu kế Tú Bà, bị bắt về đánh đập tàn nhẫn, bắt phải tiếp khách.
Từ đấy, Kiều lâm vào cảnh ô nhục của một cô gái lầu xanh, nhưng lòng vẫn nhớ về cha mẹ, người yêu, hận vì chuyện mình đã trót phụ tình Kim Trọng, băn khoăn không biết Thúy Vân đã thay mình trả duyên hay chưa.
Truyện Kiều từ khi ra đời đã được phổ biến rộng rãi trong hầu hết giới cư dân người Việt, tạo nên những dạng hoạt động văn hóa, phong tục, lễ nghi rất đa dạng. Đã xuất hiện những thuật ngữ như vịnh Kiều, phú Kiều, văn tế Kiều, câu đối Kiều, án Kiều, trò Kiều, tuồng Kiều, bói Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều...
Một số nhân vật trong truyện trở thành điển hình như: Sở Khanh, chỉ người đàn ông chuyên phụ tình, lừa tình; Tú Bà chỉ người phụ nữ chuyên chứa, dắt gái mại dâm hòng kiếm lời; Hoạn Thư chỉ những người phụ nữ có máu ghen thái quá.
Câu 5: Kiều gặp lại cha mẹ và các em sau bao nhiêu năm lưu lạc?