Ở phần tiếp theo của truyện, Kiều gặp Thúc Sinh, vốn là khách làng chơi nhưng say mê Kiều, muốn cưới nàng làm vợ lẽ; Kiều bị Hoạn Thư đánh ghen. Tiếp đó, Kiều gặp Từ Hải, bị Hồ Tôn Hiến lừa, Kiều toan tự vẫn.
Đoạn cuối truyện là cảnh đoàn viên với những diễn biến của nhà họ Vương và Kim Trọng từ lúc Kiều bán mình chuộc cha, được kể vắn tắt. Kim Trọng trở lại, biết chuyện người yêu thì đau đớn, vật vã. Chàng quyết dò tung tích tìm Kiều, nhất là sau khi chàng và Vương Quan đã đỗ đạt, vinh hiển.
Sau 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều gặp lại cha mẹ và các em. Trong cuộc đoàn viên, cả Thúy Vân lẫn Kim Trọng đều khuyên Kiều nối lại tình xưa. Cuối truyện là những lời người kể chuyện ngợi ca Thúy Kiều "thục nữ chí cao", phác họa cuộc sống hòa hợp của đôi tình nhân xưa, vẹn toàn trong phong lưu phú quý.
Kết thúc tác phẩm, người kể chuyện dành 12 câu thơ diễn giải lại thuyết "thiên mệnh", thuyết về "nghiệp" và cách ứng xử nên theo. Xung đột trừu tượng giữa tài và mệnh được giải đáp ở chữ tâm.
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài, chữ mệnh dồi dào cả hai
Có tài, mà cậy chi tài?
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Câu 6: Nguyễn Du quê ở đâu?