So với những đợt bùng phát dịch trước đó, làn sóng Covid-19 thứ tư ập đến khiến nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ chật vật, xoay sở tìm cách giải quyết hàng hóa tồn kho. Giãn cách xã hội đồng nghĩa với người dân hạn chế ra đường tối đa, nhất là khi các dịch vụ bán mang về cũng ngừng hẳn tại khu vực TP HCm. Tận dụng nguồn khách hàng sẵn có từ các sàn thương mại điện tử là "lối thoát" duy nhất của nhiều tiểu thương.
Thương mại điện tử là "lối thoát" cho nhà bán lẻ
Chị Huỳnh Ngọc (30 tuổi, quận 11) kinh doanh mặt hàng đồ ăn vặt khô đã 5 năm nay. Trước dịch, hàng hóa chủ yếu tiêu thụ nhờ kênh truyền thống là sạp bán ngoài chợ và cửa hàng tại nhà. Đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử từ năm ngoái sau tác động từ đợt giãn cách xã hội đầu tiên, chị không trông mong gì nhiều, chỉ hy vọng có thêm vài đơn hàng. Kết quả sau một năm, kênh bán online thành công hơn chị nghĩ. Đặc biệt, trong tình hình dịch căng thẳng hiện nay, quyết định lên sàn sớm đã chứng tỏ hiệu quả rõ rệt.
"Trước đó hàng hóa cũng bán lai rai, nào ngờ vừa áp dụng Chỉ thị 16 đơn hàng tăng đáng kể khiến tôi ngỡ ngàng. Bên cạnh đó, các trang thương mại điện tử vẫn được cho phép hoạt động giao hàng để phục vụ bà con nên tôi không bị đứt gãy nguồn thu nhập, cũng tránh được tình trạng hàng hư do tồn kho lâu", chị kể lại.
Chị Ngọc là một trong những hộ kinh doanh may mắn khi đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử kịp thời. Nhiều nhà bán lẻ khác tuy không bùng nổ doanh thu, song vẫn duy trì ổn định doanh thu nhờ kênh bán online này. Cả những mặt hàng trước đó chỉ bán trực tiếp như thịt, cá, rau, củ, quả... nay cũng lên sàn và liên tục hết hàng do nhu cầu dự trữ thực phẩm thời dịch tăng cao. Nhất là khi các kênh truyền thống khác hầu hết đều ngừng hoạt động do dịch bệnh, thương mại điện tử hiện giữ vai trò trọng yếu trong việc hỗ trợ người dân yên tâm mua sắm tại nhà, nhà bán hàng lạc quan duy trì kinh tế.
Kênh bán tiềm năng, tăng trưởng ổn định
Theo số liệu từ báo cáo quý II/2021 của sàn thương mại điện tử Lazada, ghi nhận từ 1/4 đến hết 30/6, so với cùng kỳ năm ngoái, lượng khách hàng truy cập vào sàn hàng ngày tăng gấp đôi. Lượng đơn hàng tăng gấp ba lần. Số người mua sắm qua ứng dụng Lazada cũng tăng 2,5 lần.
Báo cáo cũng cho thấy doanh thu của tất cả các ngành hàng đều tăng trưởng bền vững xuyên suốt từ quý 2/2020 đến hiện tại. Sàn còn tích cực triển khai nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực cho nhà bán hàng và đối tác, giúp họ tăng trưởng ổn định ngay cả trong thời dịch.
Theo đó, số lượng nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên Lazada cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy ngày càng nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ lẫn các doanh nghiệp, thương hiệu đối tác ngày càng tin tưởng khi lựa chọn kinh doanh trên kênh trực tuyến này. Trong đó, ngoài hai thành phố lớn là TP HCM và Hà Nội, nhà bán hàng từ khu vực khác cũng tăng tốc lên sàn.
Không riêng các nhà bán hàng đơn lẻ, nhiều thương hiệu lớn khi lên sàn cũng đạt thành tựu ấn tượng về doanh thu. Theo báo cáo của Lazada, chỉ trong ba tháng 4, 5, 6, số lượng thương hiệu tham gia các chương trình khuyến mãi đặc biệt của sàn tăng gấp 4 lần so với quý trước, ghi nhận hàng loạt kỷ lục doanh thu trên sàn. Cụ thể, với "Ngày hội siêu thương hiệu", Enfa đã bán ra 4.500 sản phẩm chỉ trong một giờ flashsale; Innisfree thiết lập kỷ lục mới với số người mua cao nhất trong các ngày hội siêu thương hiệu của ngành mỹ phẩm cùng doanh thu của ngày 6/4 tăng gấp 100 lần so với ngày thường.
Mua sắm an toàn, yên tâm khi giãn cách
Với người tiêu dùng, nhất là người dân các tỉnh thành giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, việc có kênh mua nhu yếu phẩm, lương thực ổn định, kịp thời là vô cùng cần thiết.
Đồng hành cùng người dân cả nước trong suốt 4 làn sóng Covid-19, Lazada không ngừng nỗ lực hỗ trợ khách hàng yên tâm mua sắm tại nhà. Người dùng cũng phản ứng tích cực với các chính sách trợ giá, ưu đãi, miễn phí giao hàng... của sàn thương mại điện tử. Theo báo cáo đo lường sức khỏe thương hiệu thực hiện bởi GFK với người dân TP HCM và Hà Nội, mức độ hài lòng về voucher miễn phí giao hàng trên Lazada tăng thêm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Người tiêu dùng Việt ngày càng nắm vững cách thức mua sắm trên sàn thương mại điện tử. Theo ghi nhận từ Lazada, tỷ lệ người dùng chủ động tận dụng các tính năng ưu đãi để tiết kiệm chi phí qua những chương trình khuyến mãi hàng tháng, voucher, mã giảm giá; tính riêng các đơn hàng áp dụng LazCoins... tăng gấp 5 lần so với trước đây.
Thêm vào đó, các ngành hàng, sản phẩm phục vụ nhu cầu giải trí tại nhà cũng được người dùng hưởng ứng vì giúp lan tỏa tinh thần tích cực, lạc quan trong thời dịch. Trong quý II/2021, trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí trên LazLive ghi nhận lượt xem gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là một công cụ giúp các doanh nghiệp tối ưu khả năng kết nối trực tuyến, quảng bá sản phẩm đến người dùng. Báo cáo ghi nhận doanh thu của nhóm sản phẩm đồ chơi thể thao và ngoài trời, đồ chơi điện tử và điều khiển từ xa, đồ chơi xếp hình và tự thực hiện đều tăng gấp ba lần so với quý trước.
Mặt khác, để người dùng tiếp tục mua sắm tiết kiệm, tiện lợi và an toàn trong đợt dịch này, Lazada mới đây đã cho ra mắt hàng loạt sáng kiến mới bao gồm chương trình "Hoàn tiền Max". Khoản tiền hoàn lại hàng tháng tối đa đến 1,5 triệu đồng. Sàn cũng tái kích hoạt gói "Kích cầu kinh tế", đồng hành hỗ trợ 100.000 nhà bán hàng mới vượt qua khó khăn. Ngày 1/7, LazMaster, dự án trọng điểm của Lazada Seller Club trong năm 2021 cũng được triển khai nhằm mang đến những buổi đào tạo chuyên sâu về kinh doanh trực tuyến cho các nhà bán hàng tại TP HCM và Hà Nội.
Thy An