iPod Nano. Ảnh Sg.com |
"Thực sự trong chúng ta không ai biết chắc chắn mức độ ảnh hưởng của loại tai nghe này đến người sử dụng máy nghe nhạc, nhưng những gì chúng ta biết là giới thanh niên thường để âm lượng rất to và chẳng mấy ai lo lắng rằng cứ duy trì như thế, có thể làm giảm thính lực của họ", ông Dean Garstecki, trưởng ban khoa học thông tin và sức khoẻ Bắc Âu cho biết.
Các tai nghe trong earbud thường được các fan của máy nghe nhạc iPod rất ưa chuộng vì chất lượng âm thanh hoàn hảo lại có kiểu dáng thời trang thanh lịch. Người dùng sẽ nút trực tiếp nó vào tai và có thể chỉnh volume lên hết cỡ (khoảng 9dB) mà âm thanh không lọt ra ngoài. Cường độ này nằm trong khoảng âm của chuông đồng hồ báo thức và âm thanh chói tai của máy cắt cỏ, ông Garstecki nhận định. Thông thường các tai nghe earbud thường không khít với lỗ tai người nghe nên vẫn có âm thanh tạp nhiễu hay tiếng ồn từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến bài hát, do đó họ thường tăng âm lượng cao lên.
Tuy nhiên, khi tăng âm lượng để át nhiễu nền, mọi người không thể nhận ra họ đang gây thương tổn đến thính giác", Garstecki bức xúc.
Nguy cơ này không chỉ đến với những người thường xuyên nghe MP3 hay những fan cuồng nhiệt của máy iPod. Các tai nghe earbud cũng được sử dụng với đầu đĩa cầm tay và các máy nghe nhạc Walkman. Các nhà thính học đã cảnh báo nguy cơ suy giảm thính lực của loại tai nghe này từ những năm 1980. Tuổi thọ pin ngày càng kéo dài và dung lượng nhớ bài hát của máy MP3 ngày càng lớn hơn so với máy Walkman và đầu đĩa cầm tay, khiến cho người nghe mê mải không rời.
*Nghe MP3 dễ bị điếc |
*'Quả táo' đại náo thị trường |
"Đã nghe ở cường độ cao lại còn duy trì liên tục trong nhiều giờ, nguy cơ giảm thính lực càng rõ rệt hơn nữa, đặc biệt là với máy iPod" theo giáo sư Garstecki.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã thống kê về tình trạng suy giảm thính lực ngày càng gia tăng ở những người sử dụng tai nghe trong cộng đồng dân số nói chung. Mặc dù vậy, theo một cuộc khảo sát của MTV thực hiện đầu năm nay, hầu hết thanh thiếu niên đều không cho nghe nhạc to có thể làm suy giảm thính lực là một vấn đề thực sự nghiêm trọng. Thậm chí hơn nửa số người được phỏng vấn cho rằng họ khả năng nghe của họ hiện tại vẫn bình thường trong trẻo. Khi được khuyến cáo là nghe nhạc to có thể dẫn tới những ảnh hưởng về sau, may sao hầu hết những người được hỏi đều tỏ ra đồng tình ghi nhận lời khuyên.
Hạn chế dùng tai nghe earbud là một trong những việc nên làm của các audiophile, mặc dù nếu dùng headphone "xấu xí" sẽ là một "cực hình" đối với những người ưa hình thức. Mặt khác, giáo sư Garstecki khuyến cáo chỉ nên nghe 60% dải âm tính từ vị trí off đến vị trí max và không quá 30 phút một ngày khi dùng earbud.
Những ai sử dụng tai nghe ngoài ở 60% dải âm lượng có thể nghe 1 tiếng một ngàu, và những ai để volume dưới 60% có thể nghe liên tục nhiều giờ trong ngày mà không lo suy giảm năng lực nghe.
Một lựa chọn khác của những ai muốn kéo dài thời gian nghe nhạc là các tai nghe triệt nhiễu nền. Có thể giá bán của chúng cũng cao hơn và dễ bị phát hiện hơn hơn earbud, nhưng về mặt kỹ thuật chúng đảm bảo triệt nhiễu nền triệt để hơn và sẽ khiến cho người nghe không cần thiết phải tăng âm lượng lên nữa, trừ những người có sở thích nghe nhạc "càng to càng tốt".
T.B. (theo Reuters)