Từ ngày 30/11 đến 9/12, tại đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1, TP HCM) diễn ra triển lãm Sài Gòn qua các bản đồ cổ và ảnh panorama. Sự kiện giới thiệu 15 tấm bản đồ xưa (cả bản in và vẽ tay) từ năm 1799 đến 1922.
Từ ngày 30/11 đến 9/12, tại đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1, TP HCM) diễn ra triển lãm Sài Gòn qua các bản đồ cổ và ảnh panorama. Sự kiện giới thiệu 15 tấm bản đồ xưa (cả bản in và vẽ tay) từ năm 1799 đến 1922.
Xưa nhất là tấm bản đồ Sài Gòn năm 1799 với hình vẽ chi tiết tòa thành bát quái, các ghi chú vị trí cung vua, bệnh xá, kho thuốc súng, quảng trường diễu binh...
Xưa nhất là tấm bản đồ Sài Gòn năm 1799 với hình vẽ chi tiết tòa thành bát quái, các ghi chú vị trí cung vua, bệnh xá, kho thuốc súng, quảng trường diễu binh...
Những bản đồ gốc về chiến sự Pháp tấn công Sài Gòn từ năm 1859 đến 1863 lần đầu được công bố.
Hình ảnh Sài Gòn năm 1881 trên bản đồ do ông Farvre - đại úy thủy quân lục chiến, thực hiện. Lúc này, nhà thờ Đức Bà đã hoàn thành, ở ngay vị trí trung tâm thành phố.
Hình ảnh Sài Gòn năm 1881 trên bản đồ do ông Farvre - đại úy thủy quân lục chiến, thực hiện. Lúc này, nhà thờ Đức Bà đã hoàn thành, ở ngay vị trí trung tâm thành phố.
Bản đồ Sài Gòn năm 1878 được vẽ màu, lúc đó người Pháp đã chiếm và dần quy hoạch lại thành phố. Thời điểm này, đã xuất hiện các cơ quan như chính quyền thống đốc (nay là trường Trần Đại Nghĩa), chỗ ở của quan Pháp, Sở lục lộ, Sở giao dịch chứng khoán, Câu lạc bộ sĩ quan...
Bản đồ Sài Gòn năm 1878 được vẽ màu, lúc đó người Pháp đã chiếm và dần quy hoạch lại thành phố. Thời điểm này, đã xuất hiện các cơ quan như chính quyền thống đốc (nay là trường Trần Đại Nghĩa), chỗ ở của quan Pháp, Sở lục lộ, Sở giao dịch chứng khoán, Câu lạc bộ sĩ quan...
Bản đồ Sài Gòn năm 1893, được chú thích rõ các địa điểm, công trình như dinh Toàn quyền, Tòa giám mục, trường trung học bản xứ, tòa án, ga đường sắt, ngân hàng Đông Dương, sở cảnh sát, đường sắt đi Mỹ Tho...
Bên dưới là bản đồ sử dụng đất của thành phố. Trong đó, màu xanh lam thể hiện đất của quân đội, màu đen là các dịch vụ của địa phương, màu hồng là đất tư...
Bản đồ Sài Gòn năm 1893, được chú thích rõ các địa điểm, công trình như dinh Toàn quyền, Tòa giám mục, trường trung học bản xứ, tòa án, ga đường sắt, ngân hàng Đông Dương, sở cảnh sát, đường sắt đi Mỹ Tho...
Bên dưới là bản đồ sử dụng đất của thành phố. Trong đó, màu xanh lam thể hiện đất của quân đội, màu đen là các dịch vụ của địa phương, màu hồng là đất tư...
Bản đồ đường bộ Sài Gòn và các vùng lân cận như Biên Hòa, Bình Dương, Long An... năm 1922 do Nha Địa dư Đông Dương chế bản.
Bản đồ đường bộ Sài Gòn và các vùng lân cận như Biên Hòa, Bình Dương, Long An... năm 1922 do Nha Địa dư Đông Dương chế bản.
Nhiều du khách thích thú chụp lại những tư liệu được trưng bày. "Tôi có thể đã xem những tấm bản đồ này trong sách báo hoặc trên mạng nhưng kích thước lớn, chi tiết cùng thông tin rõ ràng như vậy thì lần đầu được nhìn thấy", anh Mạnh chia sẻ.
Nhiều du khách thích thú chụp lại những tư liệu được trưng bày. "Tôi có thể đã xem những tấm bản đồ này trong sách báo hoặc trên mạng nhưng kích thước lớn, chi tiết cùng thông tin rõ ràng như vậy thì lần đầu được nhìn thấy", anh Mạnh chia sẻ.
Một phần của triển lãm giới thiệu hình panorama chụp cảnh Sài Gòn xưa. Công chúng sẽ được nhìn các khoảng không gian rộng của thành phố hơn 300 năm tuổi cùng các công trình tiêu biểu như nhà thờ Đức Bà, dinh Thượng Thơ, dinh Norodom, bến Bạch Đằng...
Một phần của triển lãm giới thiệu hình panorama chụp cảnh Sài Gòn xưa. Công chúng sẽ được nhìn các khoảng không gian rộng của thành phố hơn 300 năm tuổi cùng các công trình tiêu biểu như nhà thờ Đức Bà, dinh Thượng Thơ, dinh Norodom, bến Bạch Đằng...
Hình ảnh kho lưu hàng của Sở quan thuế trên bến Belgique, nay là đường Võ Văn Kiệt, phía xa xa là cột cờ Thủ Ngữ.
Hình ảnh kho lưu hàng của Sở quan thuế trên bến Belgique, nay là đường Võ Văn Kiệt, phía xa xa là cột cờ Thủ Ngữ.
Những căn nhà mái cong vút là nhà thương ở khu vực Chợ Lớn, được xây dựng năm 1909. Vị trí công trình này hiện là bệnh viện Nguyễn Trãi (quận 5).
Những căn nhà mái cong vút là nhà thương ở khu vực Chợ Lớn, được xây dựng năm 1909. Vị trí công trình này hiện là bệnh viện Nguyễn Trãi (quận 5).
Hình ảnh buổi tan lễ tại nhà thờ Đức Bà. Hiện, công trình được rào chắn để tu sửa. "Những bức ảnh này có từ thời ông nội của tôi. Xem ảnh khiến tôi như thấy lại cuộc sống người Sài Gòn cách đây hàng trăm năm. May mắn là nhiều công trình giá trị của thành phố đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn", bác Lê Đình Long (65 tuổi) nói.
Hình ảnh buổi tan lễ tại nhà thờ Đức Bà. Hiện, công trình được rào chắn để tu sửa. "Những bức ảnh này có từ thời ông nội của tôi. Xem ảnh khiến tôi như thấy lại cuộc sống người Sài Gòn cách đây hàng trăm năm. May mắn là nhiều công trình giá trị của thành phố đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn", bác Lê Đình Long (65 tuổi) nói.
Quỳnh Trần
- Sài Gòn từ thời thành Bát Quái đến 1975 qua bản đồ
- Căn hầm bí mật trong tòa nhà hơn trăm tuổi ở Sài Gòn