Thứ năm, 9/5/2024
Thứ hai, 31/12/2018, 14:05 (GMT+7)

Sài Gòn 320 năm qua ảnh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

Những hình ảnh về Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP HCM (1698 - 2018) được trưng bày nhân dịp đón năm mới 2019.

Các bạn sinh viên Đại học Mở TP HCM xem triển lãm ảnh "320 năm Sài Gòn - TP HCM - Khát vọng vươn cao" trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Triển lãm diễn ra từ ngày 28/12/2018 đến ngày 8/1/2019.

Hơn 100 ảnh tư liệu phản ánh quá trình hình thành đô thị Sài Gòn từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam mở cõi (1698). Trong đó có những bức hình gắn liền với nhiều mặt của đời sống cư dân như nghề gốm, chợ, bến cảng, trường học, phong trào đấu tranh đô thị...

Hình ảnh người dân miền ngoài đến khai phá, lập nghiệp ở vùng đất Sài Gòn - Gia Định với nghề "buôn gánh bán bưng".

Những ngày đầu khai hoang mở cõi, người dân phải chiến đấu với thú dữ để sinh tồn. Trong đó, cọp trở thành nỗi kinh hoàng, uy hiếp tính mạng và tài sản của lưu dân. Họ phải nghĩ ra nhiều cách dựng bẫy để bắt chúng.

Cảng Sài Gòn là một cảng nước sâu không bị bồi lấp, thuận tiện cho tàu thuyền có trọng tải lớn ra vào và giao thương hàng hóa với các tỉnh thành và các nước.

Chợ Bến Thành được khánh thành năm 1914 ở gần ga xe lửa. Thời kỳ đầu, nơi này được gọi là chợ Mới - phân biệt với chợ Cũ vốn nằm gần bờ sông Bến Nghé. Chợ là trung tâm thương mại chính của Sài Gòn, tập trung nhiều nhà buôn lớn với hàng hóa cao cấp, là nơi tham quan và mua sắm của người dân địa phương và các tỉnh.

Thầy đồ và học trò xưa trong các lớp học bố trí đơn giản ngoài trời. 

Sài Gòn từ thế kỷ 19 tiếp xúc nhiều với nền văn hóa Tây Âu nhưng sinh hoạt của người dân vẫn mang đậm truyền thống dân tộc. Bức ảnh thể hiện phong cách tiếp khách của phụ nữ Sài Gòn năm 1930.

Đoàn tuồng ở Sài Gòn năm 1930.

Người dân học tập bằng nhiều hình thức nhằm xoá mù chữ sau ngày thống nhất đất nước, góp phần chung tay xây dựng cuộc sống mới.

Cảnh thu hoạch lúa của hợp tác xã sản xuất số 3 xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn. 

Hữu Khoa

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net