12 giờ trưa 30/10, 42 đội ghe nam và 5 đội ghe nữ tập trung tại khán đài chính, cũng là nơi về đích trên sông Mapesro, TP Sóc Trăng để dự lễ khai mạc. Các đội ghe ngo nam tranh tài cự ly truyền thống 1.200 m và nữ cự ly 1.000 m.
Đua nghe ngo được xem là “môn thể thao vua” vùng sông nước Nam Bộ và hội đua ghe ngo luôn là sự kiện hấp dẫn nhất trong lễ hội Oóc Om Bóc. Người dân Khmer có mặt và đứng đông nghẹt hai bên bờ sông để dự lễ khai mạc và cổ vũ nhiệt tình cho các đội. Sau khi làm lễ, các đội ghe di chuyển về nơi xuất phát.
12 giờ trưa 30/10, 42 đội ghe nam và 5 đội ghe nữ tập trung tại khán đài chính, cũng là nơi về đích trên sông Mapesro, TP Sóc Trăng để dự lễ khai mạc. Các đội ghe ngo nam tranh tài cự ly truyền thống 1.200 m và nữ cự ly 1.000 m.
Đua nghe ngo được xem là “môn thể thao vua” vùng sông nước Nam Bộ và hội đua ghe ngo luôn là sự kiện hấp dẫn nhất trong lễ hội Oóc Om Bóc. Người dân Khmer có mặt và đứng đông nghẹt hai bên bờ sông để dự lễ khai mạc và cổ vũ nhiệt tình cho các đội. Sau khi làm lễ, các đội ghe di chuyển về nơi xuất phát.
Trước đó gần một tháng, các đội ghe tại các chùa Khmer trên địa bàn thành phố, thị xã, huyện tích cực tập luyện chuẩn bị cho mùa giải. Trong ảnh là đội ghe của chùa PônôRôca, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành tập luyện từ đầu tháng 10 trên sông hướng về huyện Sách.
Trước đó gần một tháng, các đội ghe tại các chùa Khmer trên địa bàn thành phố, thị xã, huyện tích cực tập luyện chuẩn bị cho mùa giải. Trong ảnh là đội ghe của chùa PônôRôca, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành tập luyện từ đầu tháng 10 trên sông hướng về huyện Sách.
Trong khi đó, tại chùa Chrôi Tưm Chắs (chùa Trà Tim cũ), phường 10, TP Sóc Trăng, các thành viên đội ghe háo hức tập luyện trên giàn trong mưa vào ngày 18/10.
Trong khi đó, tại chùa Chrôi Tưm Chắs (chùa Trà Tim cũ), phường 10, TP Sóc Trăng, các thành viên đội ghe háo hức tập luyện trên giàn trong mưa vào ngày 18/10.
Trước khi ghe ngo được đưa đi tranh tài ở ngày hội, các chùa Khmer và khóm, ấp luôn tổ chức lễ cúng đầu ghe (tiếng Khmer là Pithi Sene Kbal Tuok). Lễ này để hạ thủy ghe ngo, mang yếu tố tâm linh, đậm màu sắc văn hóa Khmer. Sau lễ, chiếc ghe lại được đưa lên bờ và bảo quản trong nhà. Trên ảnh là lễ hạ thủy ghe ngo được tổ chức trang trọng, ấm cúng tại chùa Chrôi Tưm Chắs.
Trước khi ghe ngo được đưa đi tranh tài ở ngày hội, các chùa Khmer và khóm, ấp luôn tổ chức lễ cúng đầu ghe (tiếng Khmer là Pithi Sene Kbal Tuok). Lễ này để hạ thủy ghe ngo, mang yếu tố tâm linh, đậm màu sắc văn hóa Khmer. Sau lễ, chiếc ghe lại được đưa lên bờ và bảo quản trong nhà. Trên ảnh là lễ hạ thủy ghe ngo được tổ chức trang trọng, ấm cúng tại chùa Chrôi Tưm Chắs.
Trong 47 đội ghe, có 5 đội thuộc Bạc Liêu, Kiên Giang. Sau vòng loại, cuộc đua chọn ra 32 đội nam bước vào vòng chung kết, còn 5 đội nữ thi đấu vòng tròn xếp hạng.
Trong 47 đội ghe, có 5 đội thuộc Bạc Liêu, Kiên Giang. Sau vòng loại, cuộc đua chọn ra 32 đội nam bước vào vòng chung kết, còn 5 đội nữ thi đấu vòng tròn xếp hạng.
Khán đài B và bờ kè đường Lý Thường Kiệt tập trung đông cả du khách, người dân và sư sãi đến cổ cũ cho các trận chung kết ngày 31/10.
Khán đài B và bờ kè đường Lý Thường Kiệt tập trung đông cả du khách, người dân và sư sãi đến cổ cũ cho các trận chung kết ngày 31/10.
Trận chung kết quyết liệt của hai đội ghe nam chùa Tum Núp (xã An Ninh, huyện Châu Thành, Sóc Trăng) và chùa Om Pou Yea (xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Lúc về đích và kết quả đội ghe chùa Tum Núp (áo xanh) xuất sắc cán đích trước, đoạt chức vô địch.
Còn đội ghe chùa Wáth Pích (thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) giành hạng 3 và đội ghe chùa Bâng Tone Sa (xã Viên An, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) đứng ở vị trí thứ tư. Ở nội dung nữ, đội ghe ngo chùa Cà Nhung (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) vô địch.
Trận chung kết quyết liệt của hai đội ghe nam chùa Tum Núp (xã An Ninh, huyện Châu Thành, Sóc Trăng) và chùa Om Pou Yea (xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Lúc về đích và kết quả đội ghe chùa Tum Núp (áo xanh) xuất sắc cán đích trước, đoạt chức vô địch.
Còn đội ghe chùa Wáth Pích (thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) giành hạng 3 và đội ghe chùa Bâng Tone Sa (xã Viên An, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) đứng ở vị trí thứ tư. Ở nội dung nữ, đội ghe ngo chùa Cà Nhung (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) vô địch.
Đội ghe nam chùa Tum Núp ăn mừng chức vô địch. Lễ hội đua ghe ngo và các sự kiện văn hóa cộng đồng góp phần làm gia tăng tính nghệ thuật, quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng, từ đó tạo những giá trị sống sinh động, đẹp đẽ cho vùng đất Sóc Trăng.
Đội ghe nam chùa Tum Núp ăn mừng chức vô địch. Lễ hội đua ghe ngo và các sự kiện văn hóa cộng đồng góp phần làm gia tăng tính nghệ thuật, quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng, từ đó tạo những giá trị sống sinh động, đẹp đẽ cho vùng đất Sóc Trăng.
Các thành viên đội ghe chùa Tum Núp phấn kích vui mừng bên cúp vô địch. Ngoài cúp, cờ, bằng khen của UBND tỉnh Sóc Trăng, đội nhất nam nhận giải thưởng 150 triệu đồng.
Trong những ngày diễn ra Oóc Om Bóc còn có các hoạt động khác như lễ cúng trăng; lễ kỷ niệm 100 năm hình thành phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê; công bố quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhạc ngũ âm và múa rom-vong của đồng bào Khmer; hội chợ xúc tiến thương mại đặc sản vùng miền của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Các thành viên đội ghe chùa Tum Núp phấn kích vui mừng bên cúp vô địch. Ngoài cúp, cờ, bằng khen của UBND tỉnh Sóc Trăng, đội nhất nam nhận giải thưởng 150 triệu đồng.
Trong những ngày diễn ra Oóc Om Bóc còn có các hoạt động khác như lễ cúng trăng; lễ kỷ niệm 100 năm hình thành phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê; công bố quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhạc ngũ âm và múa rom-vong của đồng bào Khmer; hội chợ xúc tiến thương mại đặc sản vùng miền của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Không khí hai ngày hội đua ghe ngo Sóc Trăng vào 30 - 31/10/2020. Video: Thái Văn