Giải đua ghe ngo khai mạc hôm 10/11 trên bờ sông Maspero đoạn qua phường 8, TP Sóc Trăng. Đây là một trong những điểm hấp dẫn nhất trong lễ hội Oóc Om Bóc của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Giải đua ghe ngo khai mạc hôm 10/11 trên bờ sông Maspero đoạn qua phường 8, TP Sóc Trăng. Đây là một trong những điểm hấp dẫn nhất trong lễ hội Oóc Om Bóc của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đoàn đua gồm 47 đội ghe nam và 12 đội nữ, với hơn 5.000 vận động viên đến từ Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Sau ngày đầu tiên, cuộc đua chọn ra 32 đội nam và 8 đội nữ để bước vào trận chung kết diễn ra vào 11/11.
Đoàn đua gồm 47 đội ghe nam và 12 đội nữ, với hơn 5.000 vận động viên đến từ Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Sau ngày đầu tiên, cuộc đua chọn ra 32 đội nam và 8 đội nữ để bước vào trận chung kết diễn ra vào 11/11.
Các vận động viên tranh tài trên sông Maspero. Ghe ngo ban đầu là loại thuyền độc mộc làm từ cây sao, về sau được nối thêm phần đầu và đuôi cong lên. Mỗi chiếc ghe dài khoảng 22 – 27 m, có thể chứa khoảng 50 người, mặt ngoài được sơn bằng nhiều họa tiết và màu sắc sặc sỡ.
Đội nam thi đấu cự ly 1.200 m, còn đội nữ thi đấu 1.000 m.
Các vận động viên tranh tài trên sông Maspero. Ghe ngo ban đầu là loại thuyền độc mộc làm từ cây sao, về sau được nối thêm phần đầu và đuôi cong lên. Mỗi chiếc ghe dài khoảng 22 – 27 m, có thể chứa khoảng 50 người, mặt ngoài được sơn bằng nhiều họa tiết và màu sắc sặc sỡ.
Đội nam thi đấu cự ly 1.200 m, còn đội nữ thi đấu 1.000 m.
Khán giả tận dụng mọi vị trí có thể để quan sát đoàn đua. Khi hết chỗ đứng trên bờ, nhiều người trèo lên cây, thậm chí ngâm mình dưới sông. Ngay ngày so tài đầu tiên, giải thu hút đông đảo người xem và các đội đã cống hiến cho khán giả những khoảnh khắc hào hứng.
Khán giả tận dụng mọi vị trí có thể để quan sát đoàn đua. Khi hết chỗ đứng trên bờ, nhiều người trèo lên cây, thậm chí ngâm mình dưới sông. Ngay ngày so tài đầu tiên, giải thu hút đông đảo người xem và các đội đã cống hiến cho khán giả những khoảnh khắc hào hứng.
Các chư tăng theo dõi hội đua ghe từ khán đài chính của sự kiện. Hoạt động đua ghe ngo truyền thống được coi là dịp để cộng đồng các dân tộc trong tỉnh Sóc Trăng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long giao lưu, học hỏi lẫn nhau và tăng cường mối đoàn kết, gắn bó, cùng phát triển.
Các chư tăng theo dõi hội đua ghe từ khán đài chính của sự kiện. Hoạt động đua ghe ngo truyền thống được coi là dịp để cộng đồng các dân tộc trong tỉnh Sóc Trăng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long giao lưu, học hỏi lẫn nhau và tăng cường mối đoàn kết, gắn bó, cùng phát triển.
Hai đội so kè quyết liệt lúc cán đích. Ngoài đua ghe, lễ hội diễn ra từ ngày 5 đến 11/11 còn tổ chức giải bi sắt vô địch đồng đội toàn quốc, liên hoan trích đoạn sân khấu Dù kê, hội thi thả đèn nước và phục dựng lễ Cúng Trăng.
Hai đội so kè quyết liệt lúc cán đích. Ngoài đua ghe, lễ hội diễn ra từ ngày 5 đến 11/11 còn tổ chức giải bi sắt vô địch đồng đội toàn quốc, liên hoan trích đoạn sân khấu Dù kê, hội thi thả đèn nước và phục dựng lễ Cúng Trăng.
Huỳnh Phương