Gan nhiễm mỡ là bệnh lý phổ biến. Tình trạng này xảy ra do có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan. Thông thường, một lá gan khỏe mạnh chứa một lượng nhỏ chất béo. Tuy nhiên, chúng có thể thành một vấn đề khi chất béo đạt từ 5-10% trọng lượng gan.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia y tế, khi cơ thể sản sinh quá nhiều mỡ mà không kịp chuyển hoá, chúng sẽ tích trữ lại trong các tế bào gan dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ. Một số nguyên nhân cụ thể gây ra gan nhiễm mỡ như:
Sử dụng nhiều rượu, bia: Rượu, bia chuyển hóa chính tại gan sinh ra hoạt chất trung gian acetaldehyde có tính oxi hoá mạnh phá huỷ mạnh mẽ các tế bào gan, tạo điều kiện thuận lợi cho các chất béo xâm nhập và hình thành gan nhiễm mỡ.
Mỡ máu cao: Mỗi ngày, tĩnh mạch cửa gan tiếp nhận lưu lượng lớn máu đi qua. Nếu mỡ máu cao, lượng chất béo sẽ bị lưu giữ lại gan lâu ngày hình thành gan nhiễm mỡ.
Tiểu đường: Sự rối loạn chuyển hoá glucose ở gan khi mắc tiểu đường cũng ảnh hưởng đến chức năng chuyển hoá khác. Trường hợp lượng chất béo tích lũy ở gan không được chuyển hoá sẽ tụ lại và hình thành gan nhiễm mỡ.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến gan nhiễm mỡ thường gặp như giảm cân đột ngột, tác dụng phụ của thuốc, chế độ ăn uống kém khoa học... Tình trạng này kéo dài sẽ dần dẫn tới chức năng gan suy giảm do khó khăn trong việc chuyển hóa, thải độc. Đặc biệt, gan nhiễm mỡ còn là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng từ ruột xâm nhập và gây viêm gan.
Rủi ro khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành 4 giai đoạn, gồm: gan nhiễm mỡ đơn giản, viêm gan nhiễm mỡ, xơ hoá và xơ gan. Theo Cleverland Clinic, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường không xuất hiện triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển thành xơ gan. Một số dấu hiệu cơ bản gồm: đau bụng hoặc cảm giác đầy ở phía trên bên phải của bụng; buồn nôn, chán ăn hoặc sút cân; vàng da; phù nề; mệt mỏi cực độ hoặc rối loạn tâm thần.
Bệnh xơ gan xảy ra khi một phần gan bị mỡ xâm chiếm sẽ khiến các tế bào gan tại đó khó có thể thực hiện chức năng của mình. Lúc này, các tế bào gan khác bắt buộc phải tăng cường để đảm bảo gan vẫn duy trì được hoạt động bình thường. Về lâu dài, các mô mỡ xâm lấn vào gan càng nhiều thì lượng công việc đè nặng lên các tế bào gan chưa bị tổn thương càng lớn. Khi các tế bào hoạt động quá sức trong thời gian dài sẽ kích thích hình thành nên các sợi xơ, phá huỷ dần các tế bào gan; dẫn đến mô sẹo hình thành và xơ gan...
Cách ngăn ngừa
Bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn xơ gan vẫn có thể hồi phục khi người bệnh phát hiện sớm và thay đổi lối sống. Dưới đây là những cách giúp thuyên giảm bệnh và phòng ngừa.
Thăm khám định kỳ: Việc tuân thủ thăm khám sức khỏe sẽ giúp phát hiện sớm bệnh gan nhiễm mỡ. Đây là yếu tố tiên quyết để người bệnh phục hồi chức năng gan.
Giảm cân: Người bị gan nhiễm mỡ cần đặt mục tiêu giữ cân nặng ở mức ổn định. Tuy nhiên, mỗi người cũng cần lưu ý kết hợp luyện tập và chế độ dinh dưỡng, tránh giảm cân cấp tốc bởi nó có thể khiến bệnh gan thêm trầm trọng.
Hạn chế sử dụng mỡ động vật: Thói quen ăn đồ ăn nhiều mỡ động vật sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, mỗi người nên sử dụng dầu thực vật, dầu cá, bơ trong chế biến món ăn cũng giúp giảm bớt lượng mỡ trong gan. Ngoài ra, các bác sĩ thường khuyến nghị người bệnh nên thử chế độ ăn Địa Trung Hải vì chúng có nhiều rau, trái cây và chất béo tốt.
Tập thể dục nhiều hơn: Cố gắng vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho người khoẻ mạnh bình thường và cả người bị gan nhiễm mỡ. Một số bài tập gợi ý gồm: các bài tập rèn luyện sức đề kháng hoặc sức mạnh như nâng tạ, yoga, chạy bộ...
Ngoài những cách trên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Giải độc gan Naturenz của Dược Hậu Giang (DHG Pharma) có thể là gợi ý hỗ trợ phục hồi chức năng gan cho người bệnh. Sản phẩm được ứng dụng công nghệ ly trích enzyme từ 6 loại củ quả tự nhiên: đu đủ, củ cải, mướp đắng, gấc, lekima, tỏi. Với công nghệ này, Naturenz sẽ giúp hỗ trợ hạ men gan, giảm dấu hiệu đau tức hạ sườn phải; đồng thời, giảm mệt mỏi, vàng da, trướng bụng, khó tiêu...
Thanh Hoa
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Giải độc gan Naturenz số: 00907/2018/ATTP-XNQC do Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp ngày 27/8/2018.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.