"Chúng tôi tìm thấy 10 cá thể rùa bé xíu mới nở hồi đầu tháng trước", các nhà nghiên cứu báo cáo trên tạo chí Nature hôm 15/1. Galapagos là loài rùa lớn nhất thế giới hiện nay. Con trưởng thành có thể nặng hơn 400 kg và dài hơn 1,8m, tuổi thọ tự nhiên hơn 100 năm. Trong ảnh là một con rùa non bò về phía ánh sáng phát ra từ trung tâm Fausto Llerena trong vườn quốc gia Galapagos tháng 12/2012.
"Chúng tôi tìm thấy 10 cá thể rùa bé xíu mới nở hồi đầu tháng trước", các nhà nghiên cứu báo cáo trên tạo chí Nature hôm 15/1. Galapagos là loài rùa lớn nhất thế giới hiện nay. Con trưởng thành có thể nặng hơn 400 kg và dài hơn 1,8m, tuổi thọ tự nhiên hơn 100 năm. Trong ảnh là một con rùa non bò về phía ánh sáng phát ra từ trung tâm Fausto Llerena trong vườn quốc gia Galapagos tháng 12/2012.
"Có thể còn có nhiều con hơn nữa. Kích thước bé nhỏ và cách chúng ngụy trang khiến khó mà phát hiện ra. Phát hiện của chúng tôi cho thấy loài rùa khổng lồ này một lần nữa có thể tái sinh trong tự nhiên". Trong ảnh là rùa non trên đảo Pinzon tháng 12/2014.
"Có thể còn có nhiều con hơn nữa. Kích thước bé nhỏ và cách chúng ngụy trang khiến khó mà phát hiện ra. Phát hiện của chúng tôi cho thấy loài rùa khổng lồ này một lần nữa có thể tái sinh trong tự nhiên". Trong ảnh là rùa non trên đảo Pinzon tháng 12/2014.
Những người săn cá voi và loài chuột theo tàu đánh bắt đến đảo Galapagos trong thế kỷ 17 và 18 đã tàn sát loài rùa này. Theo Galapagos Conservancy, hơn một thế kỷ qua, chuột - loài gặm nhấm xâm hại đáng sợ không ngừng săn lùng rùa non. Trong ảnh là các nhà khoa học và rùa Galapagos tại đảo Pinzon năm 1971.
Những người săn cá voi và loài chuột theo tàu đánh bắt đến đảo Galapagos trong thế kỷ 17 và 18 đã tàn sát loài rùa này. Theo Galapagos Conservancy, hơn một thế kỷ qua, chuột - loài gặm nhấm xâm hại đáng sợ không ngừng săn lùng rùa non. Trong ảnh là các nhà khoa học và rùa Galapagos tại đảo Pinzon năm 1971.
Sau hơn 50 năm nỗ lực bảo tồn, bao gồm nuôi dưỡng con non trong điều kiện nuôi nhốt cho đến khi chúng đủ lớn để thả ra mà không trở thành mồi ngon cho loài chuột, cũng như tăng cường diệt trừ loài gặm nhấm gây hại này, loài rùa quý hiếm Galapagos đã sinh sôi trở lại. Năm 2012, cuối cùng hòn đảo này cũng được công bố không có chuột. Trong ảnh là ba con rùa lần lượt từ trái qua phải có tuổi đời 15, 10, 5 chụp năm 1982.
Sau hơn 50 năm nỗ lực bảo tồn, bao gồm nuôi dưỡng con non trong điều kiện nuôi nhốt cho đến khi chúng đủ lớn để thả ra mà không trở thành mồi ngon cho loài chuột, cũng như tăng cường diệt trừ loài gặm nhấm gây hại này, loài rùa quý hiếm Galapagos đã sinh sôi trở lại. Năm 2012, cuối cùng hòn đảo này cũng được công bố không có chuột. Trong ảnh là ba con rùa lần lượt từ trái qua phải có tuổi đời 15, 10, 5 chụp năm 1982.
"Những con rùa mới nở là bằng chứng cho thấy chiến dịch diệt trừ loài chuột ở Pizon có tác động tích cực", James Gibbs-giáo sư Đại học Khoa học Môi trường và Lâm nghiệp New York đánh giá. Trong ảnh là rùa đang ăn và tắm nắng ở trung tâm bảo tồn.
"Những con rùa mới nở là bằng chứng cho thấy chiến dịch diệt trừ loài chuột ở Pizon có tác động tích cực", James Gibbs-giáo sư Đại học Khoa học Môi trường và Lâm nghiệp New York đánh giá. Trong ảnh là rùa đang ăn và tắm nắng ở trung tâm bảo tồn.
Kể từ khi Công viên Quốc gia Galapagos thành lập năm 1959, số lượng rùa đã tăng trở lại, từ 100-200 con cho tới hơn 500 con theo ước tính hiện nay.
Trong ảnh là một nhà khoa học để trên tay một con rùa trong khu nuôi nhốt bảo tồn.
Kể từ khi Công viên Quốc gia Galapagos thành lập năm 1959, số lượng rùa đã tăng trở lại, từ 100-200 con cho tới hơn 500 con theo ước tính hiện nay.
Trong ảnh là một nhà khoa học để trên tay một con rùa trong khu nuôi nhốt bảo tồn.
Hồng Hạnh (theo Huffington Post/Galapagos Cónervancy)