Sông Hằng quan trọng nhất với tiểu lục địa Ấn Độ, dài hơn 2.500 km, bắt nguồn từ dãy Himalaya. Đây là dòng sông linh thiêng đối với Hindu giáo (Ấn Độ giáo).
Theo tín ngưỡng Hindu, tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi tội lỗi và nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng, sinh hoạt cũng như nông nghiệp. Nhiều người Hindu muốn được hỏa thiêu dọc hai bờ sông và lấy tro rải lên dòng sông. Thậm chí, có gia đình thả cả thi thể người đã khuất theo dòng nước với hy vọng linh hồn họ sẽ tránh được bể khổ luân hồi và sớm siêu thoát đến cõi vĩnh hằng.

Người theo đạo Hindu nhúng thi thể người chết vào "dòng nước thánh" sông Hằng trước khi đi hỏa táng. Ảnh: Reuters
Linh thiêng là vậy nhưng sông Hằng đang trở nên ô nhiễm trầm trọng bởi thói quen sinh hoạt của người dân và chất thải công nghiệp. Theo một bài viết trên Reuters năm 2017, Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã cam kết xây dựng nhiều nhà máy xử lý chất thải hơn và di chuyển trên 400 xưởng công nghiệp khỏi khu vực quanh sông, nhưng đến tháng 7/2017, kế hoạch trị giá 3 tỷ đôla Mỹ này chưa được thực hiện.
Chỉ một phần tư số nước thải mỗi ngày chảy vào sông được xử lý. Thành phố cổ kính Varanasi, một trong những địa điểm linh thiêng nhất của đạo Hindu, trở thành nơi con sông hứng chịu tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất. Tại thành phố Kolkata với 14 triệu dân, mọi người tắm giặt và đánh răng cạnh những đống rác cao ngất. Trong tương lai gần, sông Hằng vẫn phải "chết mòn" vì ô nhiễm.
Câu 4: Công trình nào ở Ấn Độ được coi là biểu tượng của tình yêu vĩnh hằng, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1983 và là một trong bảy kỳ quan thế giới mới?