Ai Cập (Cộng hòa Ả Rập Ai Cập) là quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ ở Bắc Phi và bán đảo Sinai nằm ở Tây Á. Ai Cập rộng 1.001.448 km2, dân số tính đến năm 2018 là 99,3 triệu người, theo Worldometers. Thủ đô Cairo là thành phố lớn nhất cả nước.
Sông Nile, thường được xem là con sông dài nhất thế giới (6.853km), chảy qua Ai Cập và 10 nước khác ở Bắc Phi như Tanzania, Uganda, Sudan…, đổ về Địa Trung Hải. Vai trò to lớn của dòng sông trong đời sống sinh hoạt và văn hóa Ai Cập khiến đất nước này có biệt danh “món quà của sông Nile”.

Bức ảnh được chụp năm 1915 ở Ai Cập vào mùa lũ. Ảnh: Newsela
Vùng thung lũng màu mỡ của sông Nile do lũ lụt hàng năm tạo nên giúp người dân Ai Cập cổ đại có cuộc sống thịnh vượng và tồn tại đến tận ngày nay. Nếu không có sông Nile, Ai Cập có thể là một vùng đất cằn cỗi, biến thành hoang mạc từ nhiều năm về trước.
Tôn giáo cổ đại của người Ai Cập phát triển dựa trên dòng sông. Một trong những nền văn minh lâu đời nhất của thế giới cũng gắn liền với nó.
Theo General Knowledges, hiện 95% dân số Ai Cập sống dọc theo bờ sông Nile, dù khu vực này chiếm chưa đến một phần 13 toàn bộ lãnh thổ. Việc xây dựng đập nước Aswan giúp điều chỉnh nước lũ, tạo thủy điện và tưới cho hàng nghìn mẫu đất, khiến dòng sông phục vụ hiệu quả hơn.
Câu 2: Nền văn minh Ai Cập cổ đại được ngưỡng mộ bởi nhiều phát minh có giá trị, được sử dụng đến ngày nay. Phát minh nào dưới đây không phải sản phẩm của người Ai Cập?