Nền văn minh Ai Cập cổ đại có nguồn gốc từ khoảng 3.000 năm trước công nguyên và kéo dài cho đến năm 30 trước công nguyên, trước khi Ai Cập trở thành một phần của Đế chế La Mã.
Nhờ khả năng thích ứng với các điều kiện tự nhiên, người Ai Cập cổ đại có cuộc sống sung túc, dần tập trung phát triển xã hội và văn hóa. Họ xây dựng hệ thống chữ viết độc lập, các công trình kim tự tháp, nghiên cứu và phát minh nhiều sản phẩm có giá trị cho nhân loại.
Theo Infoniac, một số phát minh nổi bật của người Ai Cập cổ đại bao gồm tóc giả, giấy cói, đồng hồ Mặt Trời, bộ lịch Mặt Trời, mực đen, chiếc bừa dùng sức bò kéo, dụng cụ phẫu thuật (xơ vải buộc vết thương, gạc, băng dán, kim, chỉ khâu phẫu thuật).

Bộ tóc giả của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: Infoniac
Rất nhiều người Ai Cập cạo đầu để giữ cho đầu sạch sẽ, tránh chấy rận. Tại thời điểm đó, trọc đầu không thẩm mỹ nên họ phát minh ra tóc giả, gồm nhiều bím tóc kết lại với sáp ong. Tuy nhiên, tu sĩ và người lao động không đội loại tóc này. Những tư liệu đầu tiên về tóc giả được ghi chép trên đồ tạo tác của người Ai Cập cổ đại và tranh trên tường các khu lăng mộ cổ.
Trong khi đó, cói từng là cây trồng phổ biến nhất ở vùng đồng bằng sông Nile. Người Ai Cập sử dụng phần ruột cây cói để tạo ra giấy, thuyền, chiếu, dép và rổ.
La bàn không phải phát minh của người Ai Cập mà có nguồn gốc từ thời nhà Hán của Trung Quốc.
Câu 3: Ai Cập có nhiều kim tự tháp nhất thế giới, đúng hay sai?