Triển lãm diễn ra tại bảo tàng mỹ thuật tư nhân Quang San, TP Thủ Đức, trưng bày 29 tác phẩm khắc họa chân dung, cuộc sống đời thường của phụ nữ Việt Nam. Các bức tranh do nhiều họa sĩ như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Dương Bích Liên, Đinh Cường... vẽ từ năm 1940 đến nay.
Tác phẩm thuộc nhiều chất liệu khác nhau như sơn mài, sơn dầu, khắc gỗ... Người xem có thể cảm nhận được góc nhìn của các danh họa khi vẽ về phụ nữ.
Triển lãm diễn ra tại bảo tàng mỹ thuật tư nhân Quang San, TP Thủ Đức, trưng bày 29 tác phẩm khắc họa chân dung, cuộc sống đời thường của phụ nữ Việt Nam. Các bức tranh do nhiều họa sĩ như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Dương Bích Liên, Đinh Cường... vẽ từ năm 1940 đến nay.
Tác phẩm thuộc nhiều chất liệu khác nhau như sơn mài, sơn dầu, khắc gỗ... Người xem có thể cảm nhận được góc nhìn của các danh họa khi vẽ về phụ nữ.
Chân dung thiếu nữ xõa tóc của danh họa Tô Ngọc Vân, vẽ bằng chất liệu chì than.
Tô Ngọc Vân (1906-1954), còn có bút danh Tô Tử, Ái Mỹ, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1926-1931, được coi là một trong những nghệ sĩ xuất sắc của hội họa Việt Nam trước 1945. Ông thuộc bộ tứ trụ của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đầu - Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn, với câu xưng tụng "Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn".
Họa sĩ là người thành công, tiêu biểu nhất với hội họa sơn dầu. Nổi bật là tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và Hai thiếu nữ và em bé. Trong đó, Hai thiếu nữ và em bé được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.
Chân dung thiếu nữ xõa tóc của danh họa Tô Ngọc Vân, vẽ bằng chất liệu chì than.
Tô Ngọc Vân (1906-1954), còn có bút danh Tô Tử, Ái Mỹ, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1926-1931, được coi là một trong những nghệ sĩ xuất sắc của hội họa Việt Nam trước 1945. Ông thuộc bộ tứ trụ của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đầu - Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn, với câu xưng tụng "Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn".
Họa sĩ là người thành công, tiêu biểu nhất với hội họa sơn dầu. Nổi bật là tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và Hai thiếu nữ và em bé. Trong đó, Hai thiếu nữ và em bé được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.
Tác phẩm Cô gái dân quân Lệ Thủy - Quảng Bình của họa sĩ Trần Văn Cẩn, được sáng tác năm 1969, bằng chất liệu màu nước.
Trần Văn Cẩn (1910-1994), tốt nghiệp thủ khoa khóa bảy (1931-1936) của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ký họa màu nước của ông trở thành ký ức, giai thoại, hay những câu chuyện phản ánh hiện thực cuộc sống. Em Thúy là tác phẩm nổi bật của ông, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.
Tác phẩm Cô gái dân quân Lệ Thủy - Quảng Bình của họa sĩ Trần Văn Cẩn, được sáng tác năm 1969, bằng chất liệu màu nước.
Trần Văn Cẩn (1910-1994), tốt nghiệp thủ khoa khóa bảy (1931-1936) của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ký họa màu nước của ông trở thành ký ức, giai thoại, hay những câu chuyện phản ánh hiện thực cuộc sống. Em Thúy là tác phẩm nổi bật của ông, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.
Chân dung thôn nữ chất liệu sơn dầu của họa sĩ Dương Bích Liên.
Dương Bích Liên (1924-1988), theo học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đặc biệt thành công với những tác phẩm về chân dung thiếu nữ. Ông cùng Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm được gọi là bộ tứ "Phái - Sáng - Liên - Nghiêm" của hội họa Việt Nam.
Chân dung thôn nữ chất liệu sơn dầu của họa sĩ Dương Bích Liên.
Dương Bích Liên (1924-1988), theo học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đặc biệt thành công với những tác phẩm về chân dung thiếu nữ. Ông cùng Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm được gọi là bộ tứ "Phái - Sáng - Liên - Nghiêm" của hội họa Việt Nam.
Tranh thiếu nữ của họa sĩ Lưu Công Nhân (1930-2007).
Lưu Công Nhân tốt nghiệp trường Mỹ thuật Kháng chiến Việt Bắc, với các tranh chất kiệu từ sơn dầu, màu nước đến giấy dó… Ông nổi tiếng với các bức tranh nude và câu chuyện về lối sống phóng túng.
Tranh thiếu nữ của họa sĩ Lưu Công Nhân (1930-2007).
Lưu Công Nhân tốt nghiệp trường Mỹ thuật Kháng chiến Việt Bắc, với các tranh chất kiệu từ sơn dầu, màu nước đến giấy dó… Ông nổi tiếng với các bức tranh nude và câu chuyện về lối sống phóng túng.
Bức tranh vẽ Dao Ánh - người tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tác phẩm do họa sĩ Đinh Cường vẽ năm 1991, bằng sơn dầu, từng được treo tại nhà của nhân vật trong tranh.
Đinh Cường (1939-2016) tốt nghiệp Trường cao đẳng mỹ thuật Huế năm 1963, từng có thời gian dài dạy hội họa tại trường nữ trung học Đồng Khánh và Trường cao đẳng mỹ thuật Huế. Ông thân thiết với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Bức tranh vẽ Dao Ánh - người tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tác phẩm do họa sĩ Đinh Cường vẽ năm 1991, bằng sơn dầu, từng được treo tại nhà của nhân vật trong tranh.
Đinh Cường (1939-2016) tốt nghiệp Trường cao đẳng mỹ thuật Huế năm 1963, từng có thời gian dài dạy hội họa tại trường nữ trung học Đồng Khánh và Trường cao đẳng mỹ thuật Huế. Ông thân thiết với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Hai bức tranh Thái hậu Dương Vân Nga (trái) và Dạ cổ hoài lang của họa sĩ Lê Năng Hiển và Trần Văn Phú.
Hai bức tranh Thái hậu Dương Vân Nga (trái) và Dạ cổ hoài lang của họa sĩ Lê Năng Hiển và Trần Văn Phú.
Nhiều tác phẩm khác vẽ về những sinh hoạt bình dị đời thường của phụ nữ. Trong ảnh là hai tranh Đan lưới của Thục Phi và Hạ thương của Nguyễn Hoàng Hoanh.
Nhiều tác phẩm khác vẽ về những sinh hoạt bình dị đời thường của phụ nữ. Trong ảnh là hai tranh Đan lưới của Thục Phi và Hạ thương của Nguyễn Hoàng Hoanh.
Tác phẩm tranh khắc gỗ Ngày chủ nhật vẽ năm 1960 của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung.
Hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung được nhận xét là tài năng xuất sắc của hội hoạ hiện đại Việt Nam thế kỷ 20, với phong cách vẽ đậm nét phương Đông, giàu tinh thần dân tộc. Ông từng tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương khóa 11 (1935-1940), cùng thời các danh hoạ như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn. Ông có thể vẽ trên nhiều chất liệu từ bột màu, mực nho tới sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ...
Tác phẩm tranh khắc gỗ Ngày chủ nhật vẽ năm 1960 của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung.
Hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung được nhận xét là tài năng xuất sắc của hội hoạ hiện đại Việt Nam thế kỷ 20, với phong cách vẽ đậm nét phương Đông, giàu tinh thần dân tộc. Ông từng tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương khóa 11 (1935-1940), cùng thời các danh hoạ như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn. Ông có thể vẽ trên nhiều chất liệu từ bột màu, mực nho tới sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ...
Cảnh lớp học thêu, vẽ năm 1958 bằng chất liệu màu nước của họa sĩ Trần Đông Lương (1925-1993).
Ngoài số tranh giới thiệu tại chuyên đề, còn nhiều tác phẩm khác về phụ nữ được trưng bày tại bảo tàng. Nổi bật là hai tác phẩm Đôi giai nhân (trái) vẽ năm 1942 của danh họa Mai Trung Thứ và Tình mẫu tử của Lê Phổ.
Mai Trung Thứ, Lê Phổ cùng Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm (được mệnh danh "Tứ kiệt Đông Dương", "Tứ kiệt trời Âu"), nổi bật với nhiều tác phẩm về phụ nữ. Những tranh này từng được chủ nhân bảo tàng cho các đơn vị triển lãm mượn trưng bày.
Ngoài số tranh giới thiệu tại chuyên đề, còn nhiều tác phẩm khác về phụ nữ được trưng bày tại bảo tàng. Nổi bật là hai tác phẩm Đôi giai nhân (trái) vẽ năm 1942 của danh họa Mai Trung Thứ và Tình mẫu tử của Lê Phổ.
Mai Trung Thứ, Lê Phổ cùng Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm (được mệnh danh "Tứ kiệt Đông Dương", "Tứ kiệt trời Âu"), nổi bật với nhiều tác phẩm về phụ nữ. Những tranh này từng được chủ nhân bảo tàng cho các đơn vị triển lãm mượn trưng bày.
Triển lãm diễn ra từ ngày 3 đến 29/10. Bảo tàng mở cửa từ 9h đến 16h mỗi ngày, trừ thứ hai. Giá vé 200.000 đồng với người lớn và 100.000 đồng cho trẻ em, học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu nghệ thuật. Người khuyết tật và trẻ nhỏ dưới sáu tuổi được miễn phí vé.
Triển lãm diễn ra từ ngày 3 đến 29/10. Bảo tàng mở cửa từ 9h đến 16h mỗi ngày, trừ thứ hai. Giá vé 200.000 đồng với người lớn và 100.000 đồng cho trẻ em, học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu nghệ thuật. Người khuyết tật và trẻ nhỏ dưới sáu tuổi được miễn phí vé.
Quỳnh Trần