Những nhân viên nữ trong các lĩnh vực kinh doanh sẽ bị hạn chế về công việc, mất chỗ đứng sau khi sinh con không phải là chuyện hiếm.
Lần một khi tôi nghỉ thai sản, công ty giao những khách hàng mình đang làm việc cho đồng nghiệp xử lý là chuyện bắt buộc phải làm. Vì không thể bắt người vừa mới sinh vài ngày trở lại làm việc được.
>> Tuổi 35, lương 15 triệu vì công việc nội trợ 'kìm chân'
Nhưng lần thứ hai tôi đã đi làm, đồng nghiệp tiếp quản công việc của mình cũng đang làm rất tốt, khách hàng không phàn nàn gì, thì người quản lý sẽ cho rằng "không cần bàn giao lại tập khách hàng đó lại cho mình, cứ để bạn kia làm tiếp cũng được", tôi phải tìm tệp khách mới, hoặc làm dự án khác, chuyện ngày hoàn toàn bình thường.
Mỗi lần nhận bàn giao như vậy, đôi khi cần một quãng ngắn từ vài ngày đến vài tuần để quen với công việc, tiến độ làm việc có thể bị ảnh hưởng.
Sau sinh, phụ nữ phải nghỉ thai sản sáu tháng, khoảng thời gian đó không đụng tới công việc, trong khi khách hàng cần chăm sóc thường xuyên, lúc đó tệp khách hàng công ty giao cho người khác là đúng rồi. Nhưng khi đi làm lại, công việc với những khách hàng đó lại đang dở dang, nếu bạn tiếp quản sẽ có nhiều vấn đề không nắm rõ được, như vậy cũng bất lợi cho cả đôi bên.
>> Cán cân lệch 'kiếm tiền và dạy dỗ con cái'
Đó là còn chưa kể sau sinh, sức khỏe giảm sút, phải giành thời gian cho con nhỏ, có thể với một số ngành nghề, sẽ không làm việc được với cường độ cao như trước lúc sinh con. Tất nhiên, vẫn có những người phụ nữ sức khỏe tốt, sắp sếp công việc rất ổn, nhưng không phải ai cũng làm được vậy.
Nói chung, một người phụ nữ có gia đình, nếu muốn được đánh giá ngang bằng với một đồng nghiệp nam, thì năng lực của cô ấy phải cao hơn đồng nghiệp kia 3-4 lần, chứ đừng nói là giỏi gấp đôi. Nghỉ thai sản đã 6 tháng, đó còn chưa kể một số người thai kỳ sức khỏe không tốt, hoặc con sinh ra khó nuôi, hay ốm vặt, người mẹ có thể bị gián đoạn công việc tới hai năm.
Anh LQ
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.