Trong khuôn khổ cuộc diễn tập hải quân RIMPAC 2018, các binh sĩ đặc nhiệm Mỹ, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Peru và Nhật Bản ngày 9/7 tiến hành bài tập đổ bộ tấn công từ tàu ngầm nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa hải quân các nước đồng minh.
Tàu ngầm hạt nhân USS Hawaii được huy động để phục vụ bài tập này.
Trong khuôn khổ cuộc diễn tập hải quân RIMPAC 2018, các binh sĩ đặc nhiệm Mỹ, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Peru và Nhật Bản ngày 9/7 tiến hành bài tập đổ bộ tấn công từ tàu ngầm nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa hải quân các nước đồng minh.
Tàu ngầm hạt nhân USS Hawaii được huy động để phục vụ bài tập này.
Theo kịch bản diễn tập, tàu ngầm USS Hawaii sử dụng khoang chứa ngư lôi đã được cải tạo để chở 30 đặc nhiệm liên quân tới địa điểm xuất phát ở vùng biển ngoài khơi đảo Oahu thuộc quần đảo Hawaii.
Tại đây, các đặc nhiệm sẽ thoát ra ngoài qua khoang thoát hiểm (lockout room) để tiến hành công tác chuẩn bị cho chiến dịch đổ bộ.
Theo kịch bản diễn tập, tàu ngầm USS Hawaii sử dụng khoang chứa ngư lôi đã được cải tạo để chở 30 đặc nhiệm liên quân tới địa điểm xuất phát ở vùng biển ngoài khơi đảo Oahu thuộc quần đảo Hawaii.
Tại đây, các đặc nhiệm sẽ thoát ra ngoài qua khoang thoát hiểm (lockout room) để tiến hành công tác chuẩn bị cho chiến dịch đổ bộ.
Công việc đầu tiên của họ là bơm căng các xuồng hơi, phương tiện chính được dùng trong các chiến dịch đổ bộ đặc biệt từ tàu ngầm.
Công việc đầu tiên của họ là bơm căng các xuồng hơi, phương tiện chính được dùng trong các chiến dịch đổ bộ đặc biệt từ tàu ngầm.
Chỉ huy tàu USS Hawaii John Roussakies cho biết cần ít nhất 6-7 thủy thủ để có thể chuyển một chiếc xuồng hơi từ tàu ngầm xuống nước. "Công việc tưởng chừng dễ dàng, nhưng rất phức tạp và bao gồm nhiều công đoạn", Roussakies khẳng định.
Chỉ huy tàu USS Hawaii John Roussakies cho biết cần ít nhất 6-7 thủy thủ để có thể chuyển một chiếc xuồng hơi từ tàu ngầm xuống nước. "Công việc tưởng chừng dễ dàng, nhưng rất phức tạp và bao gồm nhiều công đoạn", Roussakies khẳng định.
Theo các quan chức quân sự Mỹ, các đặc nhiệm cũng có thể bơi ra ngoài khi tàu ngầm vẫn chìm dưới mực nước biển, giúp đảm bảo tính bí mật cho chiến dịch, bởi các hệ thống radar ven biển của đối phương không thể phát hiện tàu ngầm ở trạng thái lặn.
Theo các quan chức quân sự Mỹ, các đặc nhiệm cũng có thể bơi ra ngoài khi tàu ngầm vẫn chìm dưới mực nước biển, giúp đảm bảo tính bí mật cho chiến dịch, bởi các hệ thống radar ven biển của đối phương không thể phát hiện tàu ngầm ở trạng thái lặn.
Khi bơi ra ngoài, các thủy thủ có thể lấy vũ khí và khí tài từ chiếc hộp đặc biệt (SOF) được bố trí trên tháp tàu.
Khi bơi ra ngoài, các thủy thủ có thể lấy vũ khí và khí tài từ chiếc hộp đặc biệt (SOF) được bố trí trên tháp tàu.
Ngoài ra, các tàu ngầm hạt nhân Mỹ cũng có thể mang theo phương tiện di chuyển dưới nước (SDV), thường được sử dụng để vận chuyển lực lượng đặc nhiệm hải quân SEAL cùng vũ khí, khí tài cho các chiến dịch đặc biệt.
Ngoài ra, các tàu ngầm hạt nhân Mỹ cũng có thể mang theo phương tiện di chuyển dưới nước (SDV), thường được sử dụng để vận chuyển lực lượng đặc nhiệm hải quân SEAL cùng vũ khí, khí tài cho các chiến dịch đặc biệt.
Các xuồng hơi chở đặc nhiệm liên quân bắt đầu hướng vào đất liền, hoàn thành bài tập đổ bộ tấn công từ tàu ngầm.
Các xuồng hơi chở đặc nhiệm liên quân bắt đầu hướng vào đất liền, hoàn thành bài tập đổ bộ tấn công từ tàu ngầm.
Ảnh: Business Insider.
Nguyễn Hoàng