Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc nằm ở phía tây quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh. Đây là tòa nhà quốc hội Trung Quốc, cũng là nơi tổ chức các hội nghị, diễn đàn kinh tế, ngoại giao quan trọng của đảng và chính phủ nước này, theo China.com
Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc nằm ở phía tây quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh. Đây là tòa nhà quốc hội Trung Quốc, cũng là nơi tổ chức các hội nghị, diễn đàn kinh tế, ngoại giao quan trọng của đảng và chính phủ nước này, theo China.com
Đại lễ đường nằm trên khu đất rộng 150.000 m2 được khởi công xây dựng tháng 10/1958, hoàn thành tháng 9/1959, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Công trình được kiến trúc sư từ nhiều tỉnh thành tham gia thiết kế và hơn 14.000 người tham gia xây dựng.
Đại lễ đường nằm trên khu đất rộng 150.000 m2 được khởi công xây dựng tháng 10/1958, hoàn thành tháng 9/1959, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Công trình được kiến trúc sư từ nhiều tỉnh thành tham gia thiết kế và hơn 14.000 người tham gia xây dựng.
Cổng kiểm tra an ninh ở cửa Đông, cửa chính của tòa nhà, cũng là lối vào hội trường trung tâm.
Đại sảnh trung tâm rộng 3.600 m2, tường và sàn nhà lát đá màu, có 20 cột chống bằng đá cẩm thạch trắng. Tầng hai có hành lang rộng 12 m, có 6 cửa chính dẫn vào hội trường Vạn Nhân, nơi tổ chức hội nghị có sức chứa 10.000 người.
Đại sảnh trung tâm rộng 3.600 m2, tường và sàn nhà lát đá màu, có 20 cột chống bằng đá cẩm thạch trắng. Tầng hai có hành lang rộng 12 m, có 6 cửa chính dẫn vào hội trường Vạn Nhân, nơi tổ chức hội nghị có sức chứa 10.000 người.
Hội trường Vạn Nhân được sử dụng trong các dịp quan trọng như họp quốc hội, đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội trường rộng khoảng 4.600 m2. Tầng một có 3.600 chỗ ngồi, tầng hai có 3.500 chỗ và tầng ba có 2.500 chỗ. Các tầng thiết kế hình cánh quạt hướng về sân khấu chính có sức chứa 300 - 500 chỗ ngồi.
Chỗ ngồi tầng một được trang bị tai nghe, có thể nghe diễn văn với bản dịch 12 ngôn ngữ. Cách hai chỗ lại có một loa phát thanh và cách 4 chỗ lại có một micro. Trần nhà có 500 bóng đèn xen kẽ với lỗ thông gió.
Hội trường Vạn Nhân được sử dụng trong các dịp quan trọng như họp quốc hội, đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội trường rộng khoảng 4.600 m2. Tầng một có 3.600 chỗ ngồi, tầng hai có 3.500 chỗ và tầng ba có 2.500 chỗ. Các tầng thiết kế hình cánh quạt hướng về sân khấu chính có sức chứa 300 - 500 chỗ ngồi.
Chỗ ngồi tầng một được trang bị tai nghe, có thể nghe diễn văn với bản dịch 12 ngôn ngữ. Cách hai chỗ lại có một loa phát thanh và cách 4 chỗ lại có một micro. Trần nhà có 500 bóng đèn xen kẽ với lỗ thông gió.
"Phòng vàng" nằm ở tầng ba hội trường trung tâm, là nơi tổ chức họp báo của lãnh đạo đảng và chính phủ Trung Quốc. Nơi đây được gọi là "cửa sổ" thông báo những tin tức chính trị kinh tế quan trọng của Trung Quốc ra thế giới.
Kiến trúc này gồm hai tầng, diện tích sử dụng 3.300 m2, sức chứa 2.000 người. Bao quanh là các phòng họp nhỏ hơn mang phong cách của những tỉnh thành lớn như hội trường Hà Nam, Trùng Khánh, Thượng Hải, Bắc Kinh, Macau...
"Phòng vàng" nằm ở tầng ba hội trường trung tâm, là nơi tổ chức họp báo của lãnh đạo đảng và chính phủ Trung Quốc. Nơi đây được gọi là "cửa sổ" thông báo những tin tức chính trị kinh tế quan trọng của Trung Quốc ra thế giới.
Kiến trúc này gồm hai tầng, diện tích sử dụng 3.300 m2, sức chứa 2.000 người. Bao quanh là các phòng họp nhỏ hơn mang phong cách của những tỉnh thành lớn như hội trường Hà Nam, Trùng Khánh, Thượng Hải, Bắc Kinh, Macau...
Phòng đón khách nằm ở phía bắc đại lễ đường, là nơi chụp hình lưu niệm của quan khách tới đây, với hình nền là bức tranh có tên "Giang sơn như thử đa kiều". Đây là bức quốc họa dài 9 m, rộng 6 m, vẽ theo bài thơ "Tuyết" của cố chủ tịch Mao Trạch Đông nói về vẻ đẹp của đất nước Trung Quốc.
Sàn nhà trải thảm đỏ làm ở Thiên Tân, tấm thảm lớn nhất trong đại lễ đường, rộng 23 m, dài 16 m, nặng ba tấn. Hai bên bức tranh là cặp lục bình gỗ được chế tác ở tỉnh Phúc Kiến.
Phòng đón khách nằm ở phía bắc đại lễ đường, là nơi chụp hình lưu niệm của quan khách tới đây, với hình nền là bức tranh có tên "Giang sơn như thử đa kiều". Đây là bức quốc họa dài 9 m, rộng 6 m, vẽ theo bài thơ "Tuyết" của cố chủ tịch Mao Trạch Đông nói về vẻ đẹp của đất nước Trung Quốc.
Sàn nhà trải thảm đỏ làm ở Thiên Tân, tấm thảm lớn nhất trong đại lễ đường, rộng 23 m, dài 16 m, nặng ba tấn. Hai bên bức tranh là cặp lục bình gỗ được chế tác ở tỉnh Phúc Kiến.
Phòng Quốc yến là nơi đãi tiệc trong đại lễ đường. Phòng rộng 7.000 m2, gần bằng một sân bóng đá, với sức chứa 5.000 - 10.000 người tùy mục đích sử dụng.
Phòng Quốc yến là nơi đãi tiệc trong đại lễ đường. Phòng rộng 7.000 m2, gần bằng một sân bóng đá, với sức chứa 5.000 - 10.000 người tùy mục đích sử dụng.
Khu vực phía nam của đại lễ đường là văn phòng làm việc của ủy ban thường vụ quốc hội. Tầng một là phòng tiếp khách cấp quốc gia, nơi lãnh đạo Trung Quốc tiếp đón khách nước ngoài.
Phòng tiếp khách quốc gia có diện tích 550 m2, được trang trí theo phong cách dân tộc truyền thống, trên tường treo bức "Đại hà thượng hạ, hạo hạo trường xuân" tượng trưng cho 5.000 năm lịch sử Trung Quốc.
Khu vực phía nam của đại lễ đường là văn phòng làm việc của ủy ban thường vụ quốc hội. Tầng một là phòng tiếp khách cấp quốc gia, nơi lãnh đạo Trung Quốc tiếp đón khách nước ngoài.
Phòng tiếp khách quốc gia có diện tích 550 m2, được trang trí theo phong cách dân tộc truyền thống, trên tường treo bức "Đại hà thượng hạ, hạo hạo trường xuân" tượng trưng cho 5.000 năm lịch sử Trung Quốc.
Phòng An Huy, trang trí bằng bức vẽ mặt trời mọc trên đỉnh Hoàng Sơn, một di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Phòng An Huy, trang trí bằng bức vẽ mặt trời mọc trên đỉnh Hoàng Sơn, một di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Phòng Bắc Kinh, được trang trí bằng hình ảnh cung điện mùa hè Di Hòa Viên, một di tích lịch sử và địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Kinh.
Phòng Bắc Kinh, được trang trí bằng hình ảnh cung điện mùa hè Di Hòa Viên, một di tích lịch sử và địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Kinh.
Hồng Hạnh (Ảnh: China.com/Baike)