Anh cho biết, từ 29 Tết đến giờ đây là buổi đầu tiên anh ăn một bữa sáng ngon đến thế. Ba ngày Tết, lúc nào cũng rượu bia chóng hết cả mặt", anh nói. Tết này, anh không về quê được do phải trực ở cơ quan, do vậy, phở đối với anh vừa đơn giản, thuận tiện, đỡ mất thời gian.
![]() |
Phở vẫn là món không thể thay thế. Ảnh: N.T. |
Tuy nhiên, giá một bát phở lên tới 15.000 đồng là hơi đắt. "Ba ngày Tết thì được nhưng nếu phải chịu giá này lâu dài là cả một vấn đề đối với đồng lương còi của nhiều người", anh nói.
Khác với mọi năm, Tết này, thời tiết ấm áp hơn nên nhiều cửa hàng, quán xá ở TP HCM và Hà Nội mở cửa sớm hơn dự định. Nhộn nhịp ngay từ Mùng 2 Tết, nhiều người dân bắt đầu tìm đến với món ăn quen thuộc bún, phở. Thói quen này đã ngấm vào "máu thịt" nên hương vị bánh chưng, thịt mỡ dưa hành ngày Tết khó lòng mà thay thế được. Trong khi đó, muốn tận dụng thời gian ít ỏi để chúc Tết người thân, ai cũng tranh thủ ăn nhanh gọn thay cho việc nấu nướng nên ngay ngày đầu mở hàng lượng khách đã ra vào tấp nập. Do vậy, nhiều cửa hàng đã tranh thủ dịp này để tăng giá. Mỗi dịp Tết, các cửa hàng đều tăng giá bán với lý do năm mới giá phải khác năm cũ.
Tại một tiệm phở đối diện Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, quận 5, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, TP HCM, một tô hủ tiếu, phở tái, bánh canh được bán với giá 9.000 đồng, tăng 1.000 đồng so với hồi trong Tết. Riêng phở bò tái, gân giá tăng đến 1.500 đồng.
Tại Hà Nội, ngay từ tối 29 Tết, nhiều cửa hàng đã thông báo giá bán mới tăng 1.000-5.000 đồng/bát. Riêng những quán nổi tiếng hoặc gia truyền có nơi đội tới 10.000 đồng/bát. Lý giải về việc tăng giá, các chủ quán cho rằng, do các loại thực phẩm đầu vào như ngan, gà, bò, cá tăng giá nên phở cũng phải đội giá theo.
Chị Hồng, chủ quán phở phố Nguyễn Lương Bằng tính toán, 1kg thịt bò thăn ngoài chợ giá 100.000-115.000 đồng, tăng 20.000-25.000 đồng/kg. Các mặt hàng khác như tim, gan, bầu dục, cá cũng tăng giá tương tự.
Phở đắt nhưng người tiêu dùng dường như vẫn vui vẻ chấp nhận bởi đây là món ăn không thể thay thế. Tuy nhiên, theo chị Thủy, chủ quán miến ngan đường Đê La Thành, Hà Nội, giá chỉ tăng lên trong mấy ngày Tết, còn ra Giêng là họ lại áp dụng mức giá cũ. "Chủ yếu căn cứ vào giá thị trường, nếu giá thực phẩm vẫn cao như những ngày giáp Tết thì chúng tôi buộc phải nâng giá bán", chị nói.
Phương Minh - Nguyễn Thùy