Phương pháp phẫu thuật nội soi cột sống là gì?
Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM cho biết, mổ nội soi là một quy trình phẫu thuật mới, trên cơ sở sử dụng các vết mổ có kích thước siêu nhỏ (dưới 2,54 cm) và hệ thống ống nhỏ kết hợp với ống nội soi để hình dung phẫu trường. Trước đây, phẫu thuật nội soi thường được sử dụng để điều trị các vùng khác của cơ thể (ví dụ đường tiêu hóa). Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong quang học, hình dung mô và hình ảnh cột sống, mổ nội soi cột sống đã được ứng dụng trong điều trị cho nhiều bệnh nhân.
Đây là hình thức phẫu thuật cột sống tiên tiến, ít xâm lấn, nhằm giúp người bệnh rút ngắn thời gian hồi phục, giảm đau và dễ chăm sóc hơn so với các phương pháp phẫu thuật cột sống truyền thống. Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi cột sống cũng có thể giúp duy trì phạm vi di chuyển bình thường của cột sống sau khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp, phương pháp này còn có thể được thực hiện bằng cách gây tê một vùng thay vì gây mê toàn thân để làm giảm nguy cơ ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc mắc các bệnh lý khác.
Phẫu thuật nội soi cột sống được chỉ định trong trường hợp nào?
Tuy phương pháp phẫu thuật này mang đến rất nhiều lợi ích cho người bệnh, nhưng cũng có thể không phù hợp với mọi vấn đề về cột sống. Cụ thể như với vẹo cột sống, mất ổn định cột sống, ung thư hoặc chấn thương, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ mở theo kiểu truyền thống.
Theo bác sĩ Nam Anh, những bệnh lý cột sống sau đây sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi:
- Thoát vị đĩa đệm: Khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vòng sợi, gây chèn ép vào ống sống hay rễ thần kinh sống được gọi thoát vị đĩa đệm. Người bệnh lúc này sẽ có cảm giác đau lưng, đau lan xuống chân, đau tăng dần khi đứng, đi, hắt hơi... Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt, đi lại và nặng nhất là nguy cơ mất khả năng vận động.
Các bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi cột sống khi thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh cấp tính; bệnh nhân đã thất bại trong điều trị nội khoa; thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, thoát vị di trú.
- Thoái hóa cột sống: Tình trạng thoái hóa thường xuất hiện ở người lớn tuổi, nhưng những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh do tai nạn, tính chất công việc, dinh dưỡng kém... Thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở vùng cổ và vùng thắt lưng khiến cho người bệnh dễ tê bì, đau nhức, ảnh hưởng đến vận động. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ bị bại liệt, teo cơ...
Nếu các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, tình trạng thoái hóa làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.
- Gai cột sống: Gai có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cột sống, nhưng tương tự như thoái hóa cột sống, vị trí thường gặp nhất chính là ở cột sống cổ và cột sống lưng. Tình trạng này khiến người bệnh đau, nhức, tê ở cổ, hai tay, lưng... và gây nên nhiều triệu chứng như yếu cơ bắp, mất thăng bằng, mất kiểm soát tiểu tiện hay đại tiện, rối loạn thần kinh thực vật.
Với các trường hợp gai cột sống, sau khi đã chữa trị bằng thuốc, massage, châm cứu, vật lý trị liệu... bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật khi có sự chèn ép làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống.
Quá trình thực hiện phẫu thuật nội soi cột sống
- Bước 1 - Chuẩn bị: Trước khi bắt đầu quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc gây tê cục bộ hoặc gây mê.
- Bước 2 - Thực hiện phẫu thuật nội soi: Bác sĩ tiến hành rạch trên da một đường khoảng 2,5 cm hoặc nhỏ hơn và đưa vào một trocar, thiết bị y tế hình ống có chiều rộng bằng một chiếc bút chì để định vị cho các dụng cụ khác.
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành tiếp cận cột sống theo hai cách: từ phía sau cột sống giữa hai lá đốt sống hoặc từ phía sau hay một bên của cột sống vào các tế bào thần kinh, hệ thống thần kinh ngoại vi.
Thông qua trocar, một camera nhỏ được đưa vào khu vực cần thực hiện phẫu thuật để tiến hành thao tác mổ nội soi cột sống. Camera sẽ ghi lại và truyền hình ảnh thực về vị trí phẫu thuật lên màn hình dưới góc nhìn trực tiếp của bác sĩ trong quá trình thực hiện.
- Bước 3 - Kết thúc ca mổ: Khi ca mổ hoàn tất, camera nội soi và trocar được lấy ra ngoài. Bác sĩ tiến hành đóng vết mổ lại bằng chỉ khâu và băng dính.
Ưu điểm so với phẫu thuật truyền thống
So với phương pháp mổ mở truyền thống, phẫu thuật nội soi có những ưu điểm như tỷ lệ thành công cao, có thể lên đến hơn 98%, thường không có biến chứng lớn, thời gian phẫu thuật tương đối ngắn. Phương pháp này cũng hạn chế tổn thương các mô lành xung quanh; ít chảy máu, ít đau, được xuất viện sớm. Vết thương nhỏ, thuận tiện cho việc chăm sóc, người bệnh có thể sinh hoạt nhẹ 1-2 ngày sau mổ.
Bên cạnh những ưu thế so với mổ mở truyền thống, phẫu thuật nội soi cũng có thể dẫn đến một số nguy cơ cho sức khỏe như: một số ca mổ có thời gian gây mê dài dễ xảy ra các biến chứng về sau, chảy máu hoặc thoát vị ở vết rạch, xuất huyết trong, nhiễm trùng.
Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý Cơ xương khớp, điển hình như Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng; Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Việt Tiến; Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Hồng Hoa; Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Tiến Dũng; Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh... cùng trang thiết bị hiện đại, hệ thống kiểm soát chất lượng đạt chuẩn, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh làm chủ những kỹ thuật tiên tiến, thực hiện thành công hàng nghìn ca phẫu thuật nội soi cột sống phức tạp nhất.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác như Trung tâm xét nghiệm, Trung tâm chẩn đoán hình ảnh, khoa Nội cơ xương khớp... giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và tối ưu hóa hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Phục hồi sau phẫu thuật
Để nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi và lắng nghe những thay đổi của cơ thể, đồng thời chú ý: không khuân vác nặng, làm việc quá sức, sai tư thế sau khi phẫu thuật; tuân thủ các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng. Tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý; trao đổi với bác sĩ trước khi chơi thể thao, nhất là các môn vận động mạnh; sử dụng đai đeo bảo vệ lưng khi ra ngoài (nếu cần); tránh nằm quá lâu ở một tư thế hay xoay người đột ngột.
Một số lưu ý khi thực hiện phẫu thuật: nghiêm túc tuân thủ lời khuyên của bác sĩ trước và sau khi thực hiện phẫu thuật. Nếu có các dấu hiệu khác thường như vết mổ chảy nhiều máu, đau cột sống nghiêm trọng, sốt cao... cần phải đến ngay cơ quan y tế để được kiểm tra.
Những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật đã làm thay đổi phương pháp chữa bệnh truyền thống một cách đáng kể. Thấu hiểu những điều đó, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ứng dụng triệt để các kỹ thuật mới, bao gồm cả mổ nội soi cột sống, trong chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Dưới bàn tay tài hoa của các bác sĩ, người bệnh không chỉ sớm hồi phục vận động, mà còn yên tâm làm việc và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Thảo Trang (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
- Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội
Hotline: 1800 6858
- TP HCM:
2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM
Hotline: 0287 102 6789