Cong vẹo cột sống là gì?
Tình trạng xương sống cong bất thường về một bên trái hoặc phải là cong vẹo cột sống, có thể dưới dạng một đường cong đơn (hình chữ C) hoặc đường cong kép (hình chữ S). Bất kỳ phần nào của cột sống đều có thể bị vẹo, nhưng vị trí phổ biến nhất là vùng ngực và vùng lưng dưới.
Hầu hết các trường hợp cong vẹo cột sống đều không rõ nguyên nhân hay còn gọi là vẹo cột sống tự phát. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố được xác nhận có liên quan đến chứng bệnh này như: thoái hóa, loạn dưỡng cơ, bại não, dị tật bẩm sinh…
Đối tượng dễ mắc chứng cong vẹo cột sống
Người ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc chứng cong vẹo cột sống. Theo thống kê, vẹo cột sống chiếm khoảng 1- 4% dân số, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và ảnh hưởng nhiều đến trẻ 10-18 tuổi. Trong đó, có đến 80% trường hợp cong vẹo cột sống ở trẻ vị thành niên là do nguyên nhân tự phát.
Một lý giải cho tỷ lệ cao đáng kể trên là do trong giai đoạn này, cơ thể các em chưa phát triển hoàn chỉnh về cấu trúc xương nên dễ gặp các chấn thương ở vùng cột sống mà người lớn không biết. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: ngồi sai tư thế, mang vác cặp sách quá nặng về một bên.
Ảnh hưởng của cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống được chia từng cấp độ nặng nhẹ khác nhau:
Vẹo độ 1: ở cấp độ này chưa quan sát được bằng mắt thường, chức năng hô hấp của người bệnh chưa bị ảnh hưởng, các triệu chứng đau đớn, khó chịu cũng chưa xuất hiện.
Vẹo độ 2: khi nhìn từ phía sau đã thấy được hình dáng cột sống bị cong vẹo, xương sườn gù lên do đốt sống bị xoáy vặn, bắt đầu tác động đến chức năng hô hấp.
Vẹo độ 3: giai đoạn này dễ dàng thấy cột sống người bệnh bị vẹo sang một bên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp, biến dạng lồng ngực, khung chậu, gây trở ngại cho việc sinh con ở nữ.
Một số trường hợp nặng hơn sẽ làm các bắp thịt bị kéo căng gây đau đớn, xương ngực biến dạng dẫn đến suy hô hấp mãn tính, kéo theo tim phổi bị lệch vị trí, xương chậu vặn xoắn, chèn ép lên các cơ quan trong ổ bụng.
Áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống
Quá trình chữa trị vẹo cột sống phức tạp và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và có sự can thiệp kịp thời của y khoa, bệnh nhân vẫn có cơ hội khỏi bệnh mà không cần phẫu thuật
Bác sĩ Paul D’Alfonso - Giám đốc trung tâm Trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare chia sẻ: “Tất cả bé độ tuổi 4 -15 nên kiểm tra cong vẹo cột sống định kỳ 6-8 tháng một lần. Những lần kiểm tra như thế cần thiết và hiệu quả trong việc ngăn ngừa cong vẹo từ sớm, hỗ trợ quá trình phát triển của bé diễn ra bình thường”.
Dựa trên hình ảnh chẩn đoán y khoa và các kỹ thuật chuyên môn, bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống sẽ nhanh chóng phát hiện các vấn đề bất ổn và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Khi bệnh nhân bị cong vẹo cột sống do các thói quen không tốt trong cuộc sống, nắn chỉnh cột sống tập trung vào việc giúp cột sống dần trở lại vị trí ban đầu. Còn với những trường hợp do bẩm sinh hoặc bệnh đã phát triển trong thời gian dài gây đau, tê hoặc mỏi cơ, việc điều trị sẽ chú trọng nhiều vào giảm các triệu chứng nêu trên.
Cong vẹo cột sống có thể âm thầm diễn biến ở bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào. Vì thế, bạn đừng giữ tâm lý chủ quan, đợi đến khi bệnh trở nặng mới điều trị. Thay vào đó, hãy luôn cố gắng giữ tư thế làm việc và sinh hoạt đúng, kiểm tra cột sống định kỳ để phát hiện và can thiệp sớm.
Nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh về xương khớp ngày càng cao, Maple Healthcare đã đưa vào hoạt động phòng khám thứ 3 tại quận 3 (TP HCM). Nhân dịp này, Maple Healthcare quận 3 áp dụng chương trình ưu đãi 50% phí điều trị lần đầu cho mọi đối tượng đến hết tháng 7. Xem chi tiết tại đây.
Liên hệ: Maple Healthcare
Địa chỉ: 107B Trương Định, phường 6, quận 3, TP HCM
Điện thoại: +84 3 930 0498
Facebook: Maplehealthcare
(Nguồn: Maple Healthcare)