Olympus SP-500 UZ có ngoại hình chỉ 105x74x71 mm và trọng lượng vẻn vẹn có 285 g (chưa kể pin và thẻ nhớ). Thậm chí sau khi bạn lắp pin vào camera bạn cũng không cảm thấy nặng, trong khi gờ nổi cho phép bạn tỳ toàn bộ thân máy vào lòng bàn tay nên cảm giác vừa vững chắc vừa thoải mái.
Máy ảnh này cho phép bạn vận hành chỉ bằng một tay mặc dù nếu bạn thích thì vẫn có thể sử dụng hai tay nếu bạn muốn có sự hỗ trợ tốt hơn. SP-500 UZ được thưởng điểm bởi thiết kế gờ nổi để tay cầm hợp lý, vừa có lớp lót cao su để các ngón tay giúp giữ chắc máy hơn nhờ gia tăng ma sát. Hơn nữa, vùng phía dưới nút điều khiển xoay có nút đặt ngón cái rất thuận tiện. Màn hình LCD 2,5 inch, chỉ bằng 2/3 diện tích mặt sau thân máy, hơi nhỏ cho việc ngắm và chụp ảnh, nhưng nó góp phần làm cho thân máy gọn nhẹ.
SP-500 UZ cất giấu nhiều tính năng bên trong menu. Nó không để quá nhiều tính năng trong phím xoáy và phím bấm bên ngoài thân máy, tạo cảm giác thoáng và đơn giản khi thoạt nhìn. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là bạn phải truy cập vào tận bên trong menu để lấy các tính năng cần dùng ra. Bù lại, máy cho bạn khả năng cài đặt 3 tính năng short-cut ra các nút bấm ngoài cùng của menu.
Camera được thiết kế với giao diện đơn giản, nhưng vẫn là một bài toán khó cho những ai mới tập tành làm quen với hệ thống menu chi tiết bên trong cùng với sự dễ nhầm lẫn khi sử dụng phím OK. Khi đã quyết định một lựa chọn, bạn phải nhấn vào phím phải (nhấn 2 lần tương đương với Enter), nhưng thường thì phím OK này sẽ lỗi và menu tự dưng biến mất. Điều này có thể gây bực dọc với một số người khó tính hoặc làm mất thời gian của người mới sử dụng lần đầu.
*Cuộc chiến độ zoom |
*Tranh bá đồ vương |
*Top 5 máy ảnh siêu zoom |
Được trang bị hàng loạt các chế độ lấy nét tự động và bằng tay, nên máy ảnh số ống kính rời này làm hài lòng cả hai giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Camera 6 triệu điểm ảnh này có tới 21 chế độ chụp ảnh, bao gồm Ánh nến, Trong nhà, Thể thao, Mặt trời lặn, Pháo hoa, Sau tấm kính... thích nghi với hầu hết dải rộng nhu cầu. Máy ảnh cơ động này cũng có các chế độ thích nghi với các địa điểm thường gặp như chụp ban đêm, dưới ánh nến hay chụp trên bãi biển.
Với thẻ nhớ Olympus xD-Picture, người sử dụng có thể chụp các bức ảnh thành phần của một bức toàn cảnh, và chúng có thể được ráp lại với nhau nhờ phần mềm Olympus Master đi kèm theo máy. Tuy nhiên, tính năng này chỉ có thể thực hiện được trên thẻ nhớ xD-Picture Card của hãng. Việc ghép các bức ảnh thành phần bằng phần mềm nói chung khá đơn giản.
Màn hình LCD 2,5" với số lượng nút bấm được giảm tối đa. |
Các tay máy nếu lựa chọn máy ảnh megazoom này sẽ được sở hữu hai chế độ chụp cận cảnh: Một cho phép chụp cách chủ thể 7 cm, một cho phép chụp chỉ cách 3 cm, nhưng vị trí của ống kính zoom quang được tự động chốt cố định, không thể điều chỉnh được. Việc tự động lấy nét ở chế độ macro diễn ra chậm hơn; độ sáng ít hơn và tốc độ chụp cũng chậm.
Bộ nhớ trong 10 MB không phải là một con số đáng kể, chỉ đủ để bạn lưu được một số bức tối quan trọng. Một trong các tính năng độc đáo của SP-500 UZ là khả năng chỉnh sửa ảnh đơn giản ngay trong camera. Đó là khử hiệu ứng mắt đỏ, cắt ảnh, thêm khung, chèn ngày tháng tạo lịch và điều chỉnh độ sáng. Tạo lịch và thêm khung vào bức ảnh là một trong những tính năng đặc biệt thú vị, chỉ cần bạn có sẵn máy in ảnh là có thể nhận được các tấm bưu thiếp đầy ấn tượng.
Tuy nhiên, tốc độ lấy nét của Olympus SP-500 UZ không thật ấn tượng, và nó còn "rùa" hơn khi chụp trong các môi trường thiếu sáng. Máy chỉ cần 2,5 để khởi động, và khoảng cách chụp 2 bức ảnh liên tiếp là 2 giây ở định dạng JPEG. Chụp ảnh ở định dạng RAW còn lâu hơn đáng kể, tốc độ thường là 7 giây/bức.
Thông số kỹ thuật |
Cảm biến ảnh: CCD 6,4 Megapixel |
Tuy nhiên, đèn flash ngoài lại tỏ ra khá xuất sắc. Nó chiếu sáng hầu hết các vị trí và tạo sáng hợp lý khi chụp ảnh chân dung. Có nhiều lựa chọn flash cho camera này. Ví dụ, tính năng giảm mắt đỏ, hầu như hiện tượng này không còn. Chúng cũng cho phép chọn các mức độ sáng khác nhau để thích nghi với chụp chân dung hoặc nhiều người. Tốc độ zoom tương đốt đạt, nhưng khi phóng to (zoom in) ảnh trông thường mờ nhạt do hạn chế của độ phân giải của màn hình LCD. Với ống kính zoom quang 10x, tức là từ 38-380 mm, hữu ích cho các tay máy chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nó thiếu đi khả năng ổn định ảnh quang học.
Máy ảnh được trang bị ống ngắm điện tử (EVF) nên cơ cấu điều chỉnh diopter không được trang bị nữa. Đối với người dùng đeo kính đây có thể lại là một vấn đề. Loại ống ngắm điện tử cho phép bạn sử dụng ngay màn hình LCD làm khung giới hạn hình ảnh, do đó thật khó để bạn nhận bết mình đã lấy nét chính xác hay chưa, do đó bạn cứ phải xê dịch một cách cảm tính đến khi nào hình nét thì thôi.
Chế độ cài đặt tự động cân bằng trắng trên SP-500 UZ khá tốt, cho tông màu tự nhiên bất kỳ thời gian nào. Nói chung, chất lượng hình ảnh được tạo ra tốt ở góc độ bão hoà màu, độ sắc nét và phơi sáng chính xác. độ nhạy sáng cao nhất của camera này ISO 400, ảnh tạo ra chưa thật nét, mà còn hiện tượng hạt. Tuy nhiên, nhiễu đã không còn tồn tại ở các mức ISO 80 và ISO 100.
Duy Tiến (theo Cnet)
Ảnh: Cnet