Những ngày này, đầu Thác Trắng, nằm trong mỏ vàng Bồng Miêu có nhiều nhóm người kéo về đào vàng trái phép quy mô lớn. Giữa rừng cây gỗ keo, họ dùng máy móc hiện đại đào bới loang lổ, xây dựng nhiều bể chứa ngâm ủ lọc lấy vàng.
Thác Trắng được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích danh thắng năm 2007. Thác cao khoảng 50 m, rộng 20 m nằm trên dòng suối chảy qua thung lũng Cò Bay.
Trước đây người Chăm, người Việt đã khoét sâu vào lòng núi thành những hang động dài, lợi dụng sức nước của dòng suối gạn lọc quặng, lấy vàng. Dưới thời chúa Nguyễn 1600-1802, việc khai thác vàng ở Thác Trắng được tiếp tục. Năm 1890, thực dân Pháp cho xây dựng nhà máy tại thung lũng Cò Bay để khai thác mỏ vàng Bồng Miêu.
Danh thắng Thác Trắng quanh năm được biết đến đầy ắp dòng nước trong xanh, những phiến đá xếp chồng lên nhau, nhưng nay bị biến dạng. Trên thác bị đào bới, nước đục ngầu, những phiến đá phủ đầy bùn non.
Những ngày này, đầu Thác Trắng, nằm trong mỏ vàng Bồng Miêu có nhiều nhóm người kéo về đào vàng trái phép quy mô lớn. Giữa rừng cây gỗ keo, họ dùng máy móc hiện đại đào bới loang lổ, xây dựng nhiều bể chứa ngâm ủ lọc lấy vàng.
Thác Trắng được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích danh thắng năm 2007. Thác cao khoảng 50 m, rộng 20 m nằm trên dòng suối chảy qua thung lũng Cò Bay.
Trước đây người Chăm, người Việt đã khoét sâu vào lòng núi thành những hang động dài, lợi dụng sức nước của dòng suối gạn lọc quặng, lấy vàng. Dưới thời chúa Nguyễn 1600-1802, việc khai thác vàng ở Thác Trắng được tiếp tục. Năm 1890, thực dân Pháp cho xây dựng nhà máy tại thung lũng Cò Bay để khai thác mỏ vàng Bồng Miêu.
Danh thắng Thác Trắng quanh năm được biết đến đầy ắp dòng nước trong xanh, những phiến đá xếp chồng lên nhau, nhưng nay bị biến dạng. Trên thác bị đào bới, nước đục ngầu, những phiến đá phủ đầy bùn non.
Cách Thác Trắng khoảng 300 m có hàng chục lán trại được dựng lên giữa cánh rừng trồng gỗ keo. Khi thấy người lạ, các nhóm làm vàng dừng công việc khai thác, tắt máy, đưa vào rừng cất giấu.
Cách Thác Trắng khoảng 300 m có hàng chục lán trại được dựng lên giữa cánh rừng trồng gỗ keo. Khi thấy người lạ, các nhóm làm vàng dừng công việc khai thác, tắt máy, đưa vào rừng cất giấu.
Để khai thác vàng, nhiều máy múc, xe tải được huy động san phẳng một ngọn núi. Hàng nghìn mét khối chất thải trên đỉnh được đổ xuống gây sạt lở vách núi.
Để khai thác vàng, nhiều máy múc, xe tải được huy động san phẳng một ngọn núi. Hàng nghìn mét khối chất thải trên đỉnh được đổ xuống gây sạt lở vách núi.
Hàng chục bao tải chứa vi sinh, hóa chất tập kết phục vụ khai thác vàng.
Quy trình làm vàng trải qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên đất đá đào lên được trộn đều với vôi, soda và một số hóa chất cho xuống bể. Sau đó, dùng xyanua ủ 2-7 ngày, dùng nước bơm liên tục vào bể để vàng theo hóa chất trôi ra. Có một nơi hứng bằng than hoạt tính, vàng đi qua được kết dính lại để lấy.
Hàng chục bao tải chứa vi sinh, hóa chất tập kết phục vụ khai thác vàng.
Quy trình làm vàng trải qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên đất đá đào lên được trộn đều với vôi, soda và một số hóa chất cho xuống bể. Sau đó, dùng xyanua ủ 2-7 ngày, dùng nước bơm liên tục vào bể để vàng theo hóa chất trôi ra. Có một nơi hứng bằng than hoạt tính, vàng đi qua được kết dính lại để lấy.
Bể được làm bằng bạt rồi bơm nước vào, sau đó đổ hóa chất trộn đều.
Mỗi bể chứa ủ quặng có pha chất xyanua để lọc lấy vàng. Bể chứa dài hơn 10 m, rộng 3 m, sâu 1m.
Cách Thác Trắng khoảng 500 m, hàng trăm người dựng lán trại trên núi. Khu vực này có trữ lượng vàng lớn nhất ở Tam Lãnh.
Mỏ vàng Bồng Miêu cách trung tâm xã Tam Lãnh hơn 1km về phía nam, được khai thác từ thời Pháp thuộc, là một trong những mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất cả nước.
Năm 2005, Công ty TNHH Bồng Miêu được cấp phép khai thác mỏ vàng và giấy phép hết hạn vào năm 2016. Năm 2018, tòa án đã ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty. Sau đó, tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng cửa mỏ vàng.
Tháng 3/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu với 368 ha, thời gian thực hiện 2022-2024. Đến nay, Quảng Nam đã lựa chọn nhà thầu tư vấn để khảo sát, lập dự án đầu tư đóng mỏ vàng. Hiện mỏ chưa được đóng nên người dân kéo đến khai thác.
Cách Thác Trắng khoảng 500 m, hàng trăm người dựng lán trại trên núi. Khu vực này có trữ lượng vàng lớn nhất ở Tam Lãnh.
Mỏ vàng Bồng Miêu cách trung tâm xã Tam Lãnh hơn 1km về phía nam, được khai thác từ thời Pháp thuộc, là một trong những mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất cả nước.
Năm 2005, Công ty TNHH Bồng Miêu được cấp phép khai thác mỏ vàng và giấy phép hết hạn vào năm 2016. Năm 2018, tòa án đã ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty. Sau đó, tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng cửa mỏ vàng.
Tháng 3/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu với 368 ha, thời gian thực hiện 2022-2024. Đến nay, Quảng Nam đã lựa chọn nhà thầu tư vấn để khảo sát, lập dự án đầu tư đóng mỏ vàng. Hiện mỏ chưa được đóng nên người dân kéo đến khai thác.
Một lán trại tạm bợ được dựng lên, những người đào vàng trái phép cho đất đá vào máy xay để lấy vàng.
Một lán trại tạm bợ được dựng lên, những người đào vàng trái phép cho đất đá vào máy xay để lấy vàng.
Trước cửa hầm xuyên vào lòng núi, "vàng tặc" để bếp gas, nhiên liệu phục vụ đào vàng. Tại mỏ vàng Bồng Miêu, có hàng trăm đường hầm thông nhau trong núi, kéo dài hàng chục km.
Trước cửa hầm xuyên vào lòng núi, "vàng tặc" để bếp gas, nhiên liệu phục vụ đào vàng. Tại mỏ vàng Bồng Miêu, có hàng trăm đường hầm thông nhau trong núi, kéo dài hàng chục km.
Ngoài cửa hầm, máy phát điện được bố trí gần các lán trại, sau đó kéo dây vào để thắp sáng trong hầm.
Ông Nguyễn Văn Sự, Chủ tịch xã Tam Lãnh, cho biết khai thác vàng trái phép ở địa phương đã diễn ra nhiều năm. Chính quyền xã nhiều lần truy quét, nhưng những người khai thác vàng biết trước, khi đến nơi thì giấu xe, người bỏ chạy. Không riêng xã mà công an tỉnh, công an huyện và nhiều cơ quan khác đã nhiều lần truy quét nhưng nạn khai thác trái phép vẫn tái diễn.
Ngoài cửa hầm, máy phát điện được bố trí gần các lán trại, sau đó kéo dây vào để thắp sáng trong hầm.
Ông Nguyễn Văn Sự, Chủ tịch xã Tam Lãnh, cho biết khai thác vàng trái phép ở địa phương đã diễn ra nhiều năm. Chính quyền xã nhiều lần truy quét, nhưng những người khai thác vàng biết trước, khi đến nơi thì giấu xe, người bỏ chạy. Không riêng xã mà công an tỉnh, công an huyện và nhiều cơ quan khác đã nhiều lần truy quét nhưng nạn khai thác trái phép vẫn tái diễn.
Mỗi ngày, những người khai thác vàng thải ra môi trường hàng nghìn mét khối nước khiến sông Bồng Miêu đục ngầu chảy về hạ du.
Cách xã Tam Lãnh hơn 20 km, sông Bồng Miêu nhập vào sông Tiên, thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, cung cấp cho nhà máy nước Tiên Phước với công suất 15.000 m3 ngày đêm để cấp nước sinh hoạt.
Chính quyền huyện Tiên Phước nhiều lần đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các sở, ngành, huyện Phú Ninh xử lý khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Tam Lãnh để nguồn nước sông Tiên không bị ô nhiễm.
Mỗi ngày, những người khai thác vàng thải ra môi trường hàng nghìn mét khối nước khiến sông Bồng Miêu đục ngầu chảy về hạ du.
Cách xã Tam Lãnh hơn 20 km, sông Bồng Miêu nhập vào sông Tiên, thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, cung cấp cho nhà máy nước Tiên Phước với công suất 15.000 m3 ngày đêm để cấp nước sinh hoạt.
Chính quyền huyện Tiên Phước nhiều lần đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các sở, ngành, huyện Phú Ninh xử lý khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Tam Lãnh để nguồn nước sông Tiên không bị ô nhiễm.
Khai thác vàng trái phép ở Bồng Miêu. Video: Đắc Thành
Đắc Thành