Theo sách Các vị nữ danh nhân Việt Nam do Lê Minh Quốc chủ biên và sưu tầm, Bà Triệu tên thật Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2/10/226 trong gia đình hào trưởng ở Quân An, Cửu Chân, nay là Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Bà là em gái của Triệu Quốc Đạt, huyện lệnh và thủ lĩnh của vùng Cửu Chân. Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Khi cha hỏi về chí hướng mai sau, dù còn ít tuổi, bà đã thưa: "Lớn lên con sẽ đi đánh giặc như Trưng Trắc, Trưng Nhị".
Vào đầu thế kỷ thứ III, trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai (43-544), chính quyền nhà Đông Hán tan rã và phân chia thành ba nước: Bắc Nguỵ, Tây Thục và Đông Ngô. Nước Nam thành quận Giao Châu, lệ thuộc nhà Đông Ngô.
Chế độ áp bức của nhà Ngô lên nước Nam rất tàn bạo. Chúng cướp bóc, đánh đập và bắt dân ta phải lên rừng, xuống biển tìm hạt trai, ngọc lưu ly, đồi mồi, ngà voi... và nộp sản vật, rau củ theo mùa.
Triệu Thị Trinh và anh trai căm giận quan lại nhà Ngô, quyết tâm cứu nước. Khi họ hàng khuyên lấy chồng, bà khảng khái đáp: "Tôi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người".
Câu 2: Khi ra trận, Bà Triệu được người dân tôn là gì?