Theo tư liệu của Bào tảng Lịch sử quốc gia, Triệu Thị Trinh là phụ nữ xinh đẹp, cao và giỏi võ. Khi bà 18-19 tuổi, con voi trắng một ngà hung dữ thường phá phách ruộng nương, làng xóm, không ai trị nổi. Bà bèn dùng kế lừa voi xuống bãi đầm lầy rồi nhảy lên đầu voi, dùng búa khuất phục nó. Từ đó, voi trở thành người bạn chiến đấu trung thành của bà.
Với chí lớn, năm 19 tuổi, bà cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập hợp nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa (Nông Cống, Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay), ngày đêm mài gươm, luyện tập võ nghệ để chuẩn bị khởi nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa của hai anh em bùng nổ vào năm 248 và được nhân dân quận Cửu Chân hưởng ứng. Lúc ra trận, bà ngồi trên bành voi một ngà, mặc áo kim cát, lấy lạt buộc ngang hông, đầu chít khăn vàng, chân đi guốc ngà. Dáng vẻ oai phong cùng vẻ ngoài xinh đẹp của Bà Triệu được người dân tôn là Nhuỵ Kiều tướng quân (vị trướng có vẻ ngoài yêu kiều).
Khi Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu một mình lãnh đạo toàn bộ quân khởi nghĩa chiến đấu. Nữ tướng dẫn quân xông pha trận mạc khiến giặc phương Bắc khiếp sợ, không dám gọi thẳng tên bà mà gọi Lệ Hải Bà Vương (nữ vương xinh đẹp của vùng ven biển). Nghĩa quân của Bà Triệu thắng trận, giết chết Thứ sử Châu Giao. Sử nhà Ngô còn ghi: "Năm 248, toàn thể Châu Giao đều chấn động".
Câu 3: Bà Triệu liên tiếp lập chiến công, vua Ngô là Tôn Quyền đã phái tướng nào đến đàn áp cuộc khởi nghĩa?