Bùi Thị Xuân quê ở thôn Xuân Hoà, tỉnh Bình Định. Năm sinh của bà còn nhiều tranh cãi, song sách Các vị nữ danh nhân Việt Nam ghi 1752.
Bà là con gái ông Bùi Đắc Chí và gọi Bùi Đắc Tuyên, Thái sư thời vua Quang Toản, là chú. Sống trong gia đình có truyền thống võ nghệ nên từ nhỏ, Bùi Thị Xuân đã thành thạo nhiều môn võ, thích tập côn quyền đao kiếm, giỏi bắn cung.
Năm 15 tuổi, bà nổi tiếng gần xa về vẻ đẹp thanh tú và võ nghệ cao cường. Đó cũng là thời kỳ anh em Tây Sơn chuẩn bị dấy binh khởi nghĩa. Ngay từ khi chưa theo quân Tây Sơn, bà đã tự phong là "Tây Sơn nữ tướng". Đến khi gặp Nguyễn Huệ, ông cũng thừa nhận bà rất xứng với danh xưng đó và còn ban tặng thêm bốn chữ "Cân quắc anh hùng" - bậc nữ lưu có khí phách.
Với ý chí kiên cường và lòng dũng cảm, bà đã lập được nhiều chiến công, trở thành nữ tướng kiệt xuất của nghĩa quân Tây Sơn. Về sau, bà được vua Quang Trung phong là Đô đốc, cũng là vị nữ Đô đốc duy nhất dưới triều đại này.
Câu 2: Chồng của Bùi Thị Xuân cũng là một danh tướng nổi tiếng thời Tây Sơn. Ông là ai?