Tương truyền, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân gặp gỡ rất tình cờ. Trên đường đến Tây Sơn tụ nghĩa, Trần Quang Diệu đã đánh nhau với con hổ lớn, rất hung dữ. Nhân đi qua, bà Xuân rút kiếm xông vào cứu và đưa ông Diệu bị hổ vồ trọng thương về nhà chữa trị.
Sau hai người thành gia thất rồi cùng về tòng quân dưới ngọn cờ Tây Sơn. Bà là người đứng đầu "Ngũ phụng thư" (năm con chim phượng hoàng), chỉ năm người phụ nữ, đồng thời cũng là những nữ tướng nổi bật của nhà Tây Sơn, gồm Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Huỳnh Thị Cúc, Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Lan. Trong khi đó, Trần Quang Diệu là một trong "Thất hổ tướng" của nhà Tây Sơn.
Suốt những năm tháng theo nhà Tây Sơn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân có lúc phải cách xa, có lúc cùng nhận một trọng trách như trận Rạch Gầm - Xoài Mút cả hai đều thống lĩnh, điều khiển lực lượng bộ binh. Trong trận này, Bùi nữ tướng đã chém đầu tướng Xiêm là Lục Côn.
Trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa chống quân nhà Thanh xâm lược (Tết Kỷ Dậu 1789), vợ chồng Bùi Thị Xuân là những vị tướng đã lập công xuất sắc. Hai ông bà đã đi suốt hành trình hơn 30 năm của khởi nghĩa Tây Sơn, là hai trong số 18 người được coi là 18 viên đá tảng gây dựng triều đại Tây Sơn (sử sách gọi là Tây Sơn thập bát cơ thạch).
Câu 3: Ngoài giỏi võ nghệ, nữ tướng Bùi Thị Xuân còn có biệt tài nào?