
Đầu tháng 6 đến nay, trên những cánh đồng ở huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Hương Sơn, Hương Khê..., nhiều nông dân tất bật lái máy cày xới đất ruộng để gieo lúa.
Cùng với việc gặt lúa Đông Xuân, những ngày này nhà nông còn phải tranh thủ đi đắp bờ, lấy nước, ngâm giống để chuẩn bị vụ lúa mới.
Đầu tháng 6 đến nay, trên những cánh đồng ở huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Hương Sơn, Hương Khê..., nhiều nông dân tất bật lái máy cày xới đất ruộng để gieo lúa.
Cùng với việc gặt lúa Đông Xuân, những ngày này nhà nông còn phải tranh thủ đi đắp bờ, lấy nước, ngâm giống để chuẩn bị vụ lúa mới.

Nước cung cấp cho nông nghiệp được dẫn về từ các con kênh, hoặc hồ thủy lợi trong tỉnh. Trước khi cày xới đất, nông dân dùng máy bơm nước vào ruộng.
Nước cung cấp cho nông nghiệp được dẫn về từ các con kênh, hoặc hồ thủy lợi trong tỉnh. Trước khi cày xới đất, nông dân dùng máy bơm nước vào ruộng.

Trước kia trâu bò là sức kéo chính trên cánh đồng, song những năm gần đây máy cày đã được sử dụng phổ biến.
Chủ máy cày sẽ xới đi xới lại nhiều vòng để đất nhuyễn. Mỗi ngày máy cày có thể cày xới khoảng 5.000 m2 ruộng. Đa số người dân thuê máy cày với giá 150.000 đồng/sào (mỗi sào 500 m2).
Trước kia trâu bò là sức kéo chính trên cánh đồng, song những năm gần đây máy cày đã được sử dụng phổ biến.
Chủ máy cày sẽ xới đi xới lại nhiều vòng để đất nhuyễn. Mỗi ngày máy cày có thể cày xới khoảng 5.000 m2 ruộng. Đa số người dân thuê máy cày với giá 150.000 đồng/sào (mỗi sào 500 m2).

Nông dân chuẩn bị phân hữu cơ để bón ruộng. Một bao phân hữu cơ nặng 50 kg, giá bán 150.000 đồng, một sào ruộng sẽ phải bón 20 kg phân hữu cơ.
Nông dân chuẩn bị phân hữu cơ để bón ruộng. Một bao phân hữu cơ nặng 50 kg, giá bán 150.000 đồng, một sào ruộng sẽ phải bón 20 kg phân hữu cơ.

Anh Nguyễn Văn Thanh, 40 tuổi, ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà dùng cuốc tạo rãnh để nước trong ruộng chảy ra hết, thuận tiện cho việc gieo mầm.
"Vụ này nông dân làm việc rất vất vả, bởi nắng nóng kéo dài, oi bức. Gặt lúa xong thì nhổ lạc, rồi đi cày đất... Một tháng nay cả nhà có rất ít thời gian nghỉ ngơi", anh Thanh nói.
Anh Nguyễn Văn Thanh, 40 tuổi, ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà dùng cuốc tạo rãnh để nước trong ruộng chảy ra hết, thuận tiện cho việc gieo mầm.
"Vụ này nông dân làm việc rất vất vả, bởi nắng nóng kéo dài, oi bức. Gặt lúa xong thì nhổ lạc, rồi đi cày đất... Một tháng nay cả nhà có rất ít thời gian nghỉ ngơi", anh Thanh nói.

Tại nhiều khoảnh ruộng, máy cày không thể xới tơi hết đất nên ông Nguyễn Văn Hòa ở huyện Thạch Hà phải dùng bừa làm bằng gỗ kéo đi kéo lại nhiều vòng để ruộng được phẳng.
Tại nhiều khoảnh ruộng, máy cày không thể xới tơi hết đất nên ông Nguyễn Văn Hòa ở huyện Thạch Hà phải dùng bừa làm bằng gỗ kéo đi kéo lại nhiều vòng để ruộng được phẳng.

Lúa để gieo được mua tại các cửa hàng bảo vệ thực vật hoặc chọn lọc từ lúa đã thu hoạch. Lúa giống được ngâm và ủ trong bao tải khoảng 3 ngày, khi nào nảy mầm thì đem ra ruộng gieo. Một sào ruộng gieo hết khoảng 3 kg lúa giống.
Lúa để gieo được mua tại các cửa hàng bảo vệ thực vật hoặc chọn lọc từ lúa đã thu hoạch. Lúa giống được ngâm và ủ trong bao tải khoảng 3 ngày, khi nào nảy mầm thì đem ra ruộng gieo. Một sào ruộng gieo hết khoảng 3 kg lúa giống.
Trước khi gieo, những khoảnh ruộng nào nước chưa chảy ra hết, nông dân phải dùng xô múc ra ngoài.

Chuẩn bị xong mặt bằng ruộng, nông dân đổ lúa giống từ bì tải vào chậu nhôm hoặc nhựa, bước xuống ruộng đi đều theo từng hàng, bốc từng nhúm lúa rải xuống mặt bùn. "Khi rải lúa giống phải đều tay, nếu không sau này lúa mọc không đều, chỗ nhiều, chỗ ít, phải đi dắm lại lúa cho đều mất nhiều thời gian", chị Trần Thị Lý, 43 tuổi, trú thôn Tân Hương, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà nói.
Chuẩn bị xong mặt bằng ruộng, nông dân đổ lúa giống từ bì tải vào chậu nhôm hoặc nhựa, bước xuống ruộng đi đều theo từng hàng, bốc từng nhúm lúa rải xuống mặt bùn. "Khi rải lúa giống phải đều tay, nếu không sau này lúa mọc không đều, chỗ nhiều, chỗ ít, phải đi dắm lại lúa cho đều mất nhiều thời gian", chị Trần Thị Lý, 43 tuổi, trú thôn Tân Hương, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà nói.

Nhiều hộ sử dụng máy gieo lúa thay vì gieo bằng tay. Họ bỏ lúa vào bình rồi đi theo hàng phun lúa giống xuống mặt ruộng. "Khi gieo bằng máy, lúa đổ xuống nhanh và đều hơn. Máy có thể giúp một người gieo hơn 5 sào trong một ngày", chị Trần Thị Tâm, trú huyện Cẩm Xuyên cho hay.
Nhiều hộ sử dụng máy gieo lúa thay vì gieo bằng tay. Họ bỏ lúa vào bình rồi đi theo hàng phun lúa giống xuống mặt ruộng. "Khi gieo bằng máy, lúa đổ xuống nhanh và đều hơn. Máy có thể giúp một người gieo hơn 5 sào trong một ngày", chị Trần Thị Tâm, trú huyện Cẩm Xuyên cho hay.

Ba ngày sau khi lúa được gieo, nông dân phải đi phun thuốc trừ cỏ. Giá thuốc trừ cỏ (tùy loại) dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng một chai gần 500 ml. Nông dân thường chọn phun thuốc vào lúc chiều muộn, một sào ruộng phải chi gần 100.000 đồng mua thuốc trừ cỏ.
Ba ngày sau khi lúa được gieo, nông dân phải đi phun thuốc trừ cỏ. Giá thuốc trừ cỏ (tùy loại) dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng một chai gần 500 ml. Nông dân thường chọn phun thuốc vào lúc chiều muộn, một sào ruộng phải chi gần 100.000 đồng mua thuốc trừ cỏ.

Sau một tuần, cây lúa mọc lên khoảng 7 cm. Lúc này, nông dân ra ruộng quan sát, những chỗ nào lúa mọc dày đặc thì phải nhổ bớt, đem cắm tại những điểm chưa có mầm lúa nảy lên, sau đó tiếp tục phun thuốc cỏ.
Lúa gieo vụ hè thu sẽ cho thu hoạch sau 3 tháng.
Sau một tuần, cây lúa mọc lên khoảng 7 cm. Lúc này, nông dân ra ruộng quan sát, những chỗ nào lúa mọc dày đặc thì phải nhổ bớt, đem cắm tại những điểm chưa có mầm lúa nảy lên, sau đó tiếp tục phun thuốc cỏ.
Lúa gieo vụ hè thu sẽ cho thu hoạch sau 3 tháng.

Nông dân Hà Tĩnh gieo lúa. Video: Đức Hùng