← VnExpress Khoa học

Nôm-Easy

Điểm mới: Giải pháp bảo tồn và phát triển chữ Nôm nhằm lưu trữ lâu dài và xây dựng bộ từ điển phục vụ nghiên cứu, tra cứu và học tập, áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) như xử lý ảnh và ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để bóc tách và tái hiện dữ liệu một cách tự động và chính xác. Nền tảng web và mobile kết hợp với AI và mô hình ngôn ngữ lớn giúp tra cứu, nhập liệu, dịch và quản lý tài liệu chữ Nôm dễ dàng, đồng thời tạo ra ứng dụng cộng đồng kết nối các chuyên gia và người Việt, chia sẻ tri thức và văn hóa. Giải pháp này không chỉ hỗ trợ nghiên cứu và giáo dục mà còn ứng dụng trong bảo tồn di sản văn hóa, du lịch và ngôn ngữ học, hiện thực hóa khát vọng của các nhà khoa học và quản lý nhà nước, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".

Tuy nhiên, hiện trạng hiện nay khi 99.9% người Việt không thể đọc - hiểu được văn tự của cha ông mình dù mới cách đây có 100 năm về trước.

Rất nhiều nhà giáo dục, sử học, nghiên cứu lịch sử, nhà khoa học và cả các cấp nhà nước từ Trung Ương đều mong mỏi:

1.Có thể lưu trữ được văn tự của cha ông lâu dài

2.Có thể xây dựng bộ từ điển phục vụ nghiên cứu, tra cứu, học tập

3.Tiến tới cả thể giúp kết nối các thế hệ mai sau hiểu được nguyên bản, nguyên gốc những gì cha ông để lại.

Vâng, những vấn đề trên chính là tồn đọng chưa có lời giải của chữ Nôm - văn tự thuần Việt, hệ thống chữ viết đầu tiên của người Việt nhằm tạo sự khác biệt tách ra được chữ Hán, đã được sử dụng liên tục gần 1.000 năm, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Trong suốt thời gian này, chữ Nôm đã trở thành công cụ duy nhất để ghi lại vô vàn tác phẩm quý báu về lịch sử, văn học, y học, nông nghiệp, địa lý, triết học, ngôn ngữ, luật pháp và đạo đức. Những công trình này vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay, thể hiện một kho tàng tri thức phong phú và sâu rộng.

Hiện tại, trên toàn thế giới chỉ còn khoảng 100 người có khả năng đọc và viết thành thạo chữ Nôm, trong khi hơn 90% thư tịch Nôm vẫn chưa được dịch sang chữ Quốc ngữ. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp bách về một hệ thống hỗ trợ người dùng tra cứu, nhập liệu, dịch và lưu trữ các văn bản chữ Nôm một cách nhanh chóng, dễ dàng và chính xác đặc biệt khi một phần lớn tư liệu chữ Nôm vẫn còn tồn tại trong dân gian dưới nhiều hình thức khác nhau như sách vở, hoành phi, câu đối, bia và chuông.

Việc bảo tồn và nghiên cứu chữ Nôm không chỉ mở rộng tri thức cho người Việt mà còn góp phần quan trọng trong việc đưa văn hóa Việt Nam vào kho tàng văn hóa và văn minh thế giới. Đây là nhiệm vụ không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn đầy tính nhân văn, mở ra cơ hội cho thế hệ sau tiếp cận và khám phá một phần di sản văn hóa vô giá của dân tộc.

Vì vậy, nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần 1 giải pháp để:

1./ Lưu trữ lâu dài các tài liệu cổ/ tiếng nôm của người Việt trên toàn thế giới

2./ Xây dựng bộ từ ngữ, từ điển phổ cập nhất

3./ Xây dựng Phương pháp tra cứu hiện đại, dễ dàng tiếp cận với số đông.

4./ Bình dân học vụ việc đọc và hiểu tiếng nôm, từ đó nâng cao nhận thức và lòng yêu nước, cũng như giữ gìn văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc truyền cho muôn đời.

Với sự phát triển của công nghệ những năm gần đây đặc biệt là về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã cho phép chúng ta có cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các giải pháp để đạt được những hiệu quả đáng kể cho nhiệm vụ tưởng chừng bất khả thi này.

Thứ nhất, công nghệ SCAN với các thiết bị SCAN hình ảnh, SCAN hiện vật cho phép lưu trữ phiên bản điện tử dạng hình/PDF/mô hình 3D chất lượng cao, lâu dài.

Thứ hai, công nghệ bóc tách và tái hiện dữ liệu thông minh nhờ Hệ thống được ứng dụng những công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến như xử lý ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để hỗ trợ bóc tách và phỏng đoán những chữ mờ, đứt đoạn,...

Thứ ba, với nền tảng ứng dụng web/mobile kết hợp cách tra cứu ứng dụng GPT giúp người dùng tra cứu, nhập nhiệu, dịch và cung cấp các công cụ mạnh mẽ để lưu trữ, quản lý và tìm kiếm các văn bản, tài liệu tiếng Nôm một cách hiệu quả, dễ dàng.

Và cuối cùng, với việc tạo ra ứng dụng có tính cộng đồng sẽ huy động được trí tuệ của các chuyên gia hàng đầu, của cộng đồng người Việt hướng về cội nồi và Tạo nền tảng để kết nối cộng đồng và chia sẽ tri thức.

Như vậy, với sản phẩm này không chỉ hữu ích trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục mà còn có thể ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực khác như bảo tồn di sản văn hóa, du lịch, và phát triển ứng dụng ngôn ngữ học. Xã hội hóa và "bình dân học vụ" việc học và hiểu tiếng Nôm tới tất cả mọi người dân Việt Nam chỉ với chiếc điện thoại thông minh.

Đây cũng là khát vọng trăm năm của các nhà khoa học và các nhà Quản lý nhà nước và dường như đây là thời điểm không thể nào tốt hơn để thực hiện điều đó.

Thay lời kết, nhóm tác giả với tất cả niềm tự hào người con đất Việt, sự khát khao mong mỏi đóng góp tuổi trẻ và tri thức mới để góp phần kết kết nối công nghệ cao - tri thức dân tộc - con người đam mê để ngày một tạo dựng một nền tảng văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

NÔM-Easy