Cách Hà Nội khoảng 60 km, men theo đường Quốc lộ 5 và tỉnh lộ 200, chỉ mất khoảng hơn một giờ lái xe, bạn sẽ đến được với xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên - nơi những chiếc đó, rọ dùng để bắt tôm, cá ra đời.
Cách Hà Nội khoảng 60 km, men theo đường Quốc lộ 5 và tỉnh lộ 200, chỉ mất khoảng hơn một giờ lái xe, bạn sẽ đến được với xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên - nơi những chiếc đó, rọ dùng để bắt tôm, cá ra đời.
Người dân nơi đây gắn bó với nghề này từ rất lâu. Trong đó hai thôn phát triển mạnh nhất là Nội Lăng và Tất Viên. Khi chưa đến mùa vụ, họ ngồi đan suốt ngày, còn vào thời điểm thu hoạch mùa màng, người dân sẽ tranh thủ đan vào buổi chiều tối. Công việc này góp phần mang đến 50% thu nhập của người dân trong xã.
Người dân nơi đây gắn bó với nghề này từ rất lâu. Trong đó hai thôn phát triển mạnh nhất là Nội Lăng và Tất Viên. Khi chưa đến mùa vụ, họ ngồi đan suốt ngày, còn vào thời điểm thu hoạch mùa màng, người dân sẽ tranh thủ đan vào buổi chiều tối. Công việc này góp phần mang đến 50% thu nhập của người dân trong xã.
Nghề đan cần sự khéo tay và tỉ mỉ, thế nhưng ở xã Tiên Lữ này cả người già lẫn trẻ nhỏ đều có thể tạo nên sản phẩm. Nguyên liệu để làm ra những chiếc rọ, đó là nứa được chuyển từ trên rừng về. Đó có hình bầu dục, đuôi nhọn, miệng nhỏ tròn.
Nghề đan cần sự khéo tay và tỉ mỉ, thế nhưng ở xã Tiên Lữ này cả người già lẫn trẻ nhỏ đều có thể tạo nên sản phẩm. Nguyên liệu để làm ra những chiếc rọ, đó là nứa được chuyển từ trên rừng về. Đó có hình bầu dục, đuôi nhọn, miệng nhỏ tròn.
Kỹ thuật đan đó và rọ tương tự nhau. Tuy nhiên rọ sẽ đan từ dưới lên, còn đó thì từ giữa ra hai đầu mà không cần dùng đến cốt. Trung bình mất khoảng 15 - 20 phút để hoàn thành mỗi sản phẩm.
Kỹ thuật đan đó và rọ tương tự nhau. Tuy nhiên rọ sẽ đan từ dưới lên, còn đó thì từ giữa ra hai đầu mà không cần dùng đến cốt. Trung bình mất khoảng 15 - 20 phút để hoàn thành mỗi sản phẩm.
Mặc dù giá bán một sản phẩm rất rẻ, chỉ từ 3 nghìn rưỡi đến 4 nghìn đồng một chiếc rọ, 5 đến 7 nghìn đồng một chiếc đó nhưng đến nay nghề này vẫn phát triển khá ổn định. Sản phẩm làm ra tiêu thụ chủ yếu theo kiểu nhỏ lẻ thông qua những người dân trong xã đứng ra gom lại hoặc mang bán ngoài chợ.
Mặc dù giá bán một sản phẩm rất rẻ, chỉ từ 3 nghìn rưỡi đến 4 nghìn đồng một chiếc rọ, 5 đến 7 nghìn đồng một chiếc đó nhưng đến nay nghề này vẫn phát triển khá ổn định. Sản phẩm làm ra tiêu thụ chủ yếu theo kiểu nhỏ lẻ thông qua những người dân trong xã đứng ra gom lại hoặc mang bán ngoài chợ.
Thị trường chính để tiêu thụ các sản phẩm này là vũng trũng trong huyện Tiên Lữ cùng các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng… để bắt cua, cá, lươn…
Thị trường chính để tiêu thụ các sản phẩm này là vũng trũng trong huyện Tiên Lữ cùng các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng… để bắt cua, cá, lươn…
Hàng năm làng nghề cung cấp khoảng 650.000 sản phẩm bán ra các tỉnh xung quanh. Mỗi ngày trong làng đều nhộn nhịp cảnh phơi nan, đan đó, xếp hàng lên xe đi bán... tạo thành bức tranh riêng có của một làng nghề truyền thống vùng nông thôn Bắc Bộ.
Hàng năm làng nghề cung cấp khoảng 650.000 sản phẩm bán ra các tỉnh xung quanh. Mỗi ngày trong làng đều nhộn nhịp cảnh phơi nan, đan đó, xếp hàng lên xe đi bán... tạo thành bức tranh riêng có của một làng nghề truyền thống vùng nông thôn Bắc Bộ.
Bạn có thể đi về trong ngày để đến với làng nghề huyện Tiên Lữ từ Hà Nội. Ngoài thời gian tìm hiểu về nghề truyền thống của địa phương, bạn có thể tham quan xung quanh để tận hưởng sự khoáng đạt, trong lành của đồng ruộng, cảnh vật nơi đây.
Bạn có thể đi về trong ngày để đến với làng nghề huyện Tiên Lữ từ Hà Nội. Ngoài thời gian tìm hiểu về nghề truyền thống của địa phương, bạn có thể tham quan xung quanh để tận hưởng sự khoáng đạt, trong lành của đồng ruộng, cảnh vật nơi đây.
Lê Thương
Ảnh: Đoàn Tiến