Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh (số 2 đường Lê Duẩn, quận 1) thành lập năm 1986, nằm trong toà nhà được xây từ đầu thế kỷ 20. Trước năm 1975, toà nhà này là Trường cao đẳng Quốc phòng.
Ban đầu, đây là Phòng trưng bày Chiến dịch Hồ Chí Minh thuộc Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ. Cuối năm 2020, Bộ Quốc Phòng nâng cấp toà nhà thành một bảo tàng độc lập, do Quân khu 7 quản lý. Bảo tàng chính thức thành lập vào tháng 1/2021.
Chiến dịch Hồ Chí Minh, diễn ra từ ngày 26 đến ngày 30/4/1975, là chiến dịch cuối cùng trong Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, góp phần kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước.
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh (số 2 đường Lê Duẩn, quận 1) thành lập năm 1986, nằm trong toà nhà được xây từ đầu thế kỷ 20. Trước năm 1975, toà nhà này là Trường cao đẳng Quốc phòng.
Ban đầu, đây là Phòng trưng bày Chiến dịch Hồ Chí Minh thuộc Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ. Cuối năm 2020, Bộ Quốc Phòng nâng cấp toà nhà thành một bảo tàng độc lập, do Quân khu 7 quản lý. Bảo tàng chính thức thành lập vào tháng 1/2021.
Chiến dịch Hồ Chí Minh, diễn ra từ ngày 26 đến ngày 30/4/1975, là chiến dịch cuối cùng trong Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, góp phần kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước.
Toàn bộ bảo tàng được chia làm hai phần: khu trưng bày trong nhà có diện tích mặt bằng 1.000 m2 và khu trưng bày ngoài trời 2.000 m2. Hiện, bảo tàng trưng bày 6.293 hiện vật và hơn 500 hình ảnh tư liệu, trong đó có 2.881 hiện vật gốc.
Toàn bộ bảo tàng được chia làm hai phần: khu trưng bày trong nhà có diện tích mặt bằng 1.000 m2 và khu trưng bày ngoài trời 2.000 m2. Hiện, bảo tàng trưng bày 6.293 hiện vật và hơn 500 hình ảnh tư liệu, trong đó có 2.881 hiện vật gốc.
Nổi bật ở khu trưng bày chính ngay lối vào là chiếc sa bàn lớn mô tả lại những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh. Phía trên đặt màn hình chiếu phim tái hiện toàn bộ chiến dịch bằng tiếng Việt, Anh, Pháp.
Nổi bật ở khu trưng bày chính ngay lối vào là chiếc sa bàn lớn mô tả lại những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh. Phía trên đặt màn hình chiếu phim tái hiện toàn bộ chiến dịch bằng tiếng Việt, Anh, Pháp.
Phía sau khu trưng bày lớn là các phòng nhỏ, phân thành những chuyên đề riêng theo diễn tiến lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Phía sau khu trưng bày lớn là các phòng nhỏ, phân thành những chuyên đề riêng theo diễn tiến lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Hiện vật Bản dự thảo Kế hoạch chiến dịch Hồ Chí Minh còn lưu giữ nguyên vẹn trong bảo tàng.
Giá trị nhất trong bảo tàng là cuốn sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong cuốn sổ, các sĩ quan trực ban tác chiến của Bộ chỉ huy tại Sở chỉ huy tiền phương ở Căm Xe, Bình Dương ghi lại diễn biến chiến dịch từ ngày 25/4 đến 1/5/1975. Sổ ghi tên người trực ban, tình hình chiến sự quân ta và quân địch, tình hình lương thực, vũ khí, các mũi tấn công, các mục tiêu chính tại Sài Gòn... Hiện vật này được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Giá trị nhất trong bảo tàng là cuốn sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong cuốn sổ, các sĩ quan trực ban tác chiến của Bộ chỉ huy tại Sở chỉ huy tiền phương ở Căm Xe, Bình Dương ghi lại diễn biến chiến dịch từ ngày 25/4 đến 1/5/1975. Sổ ghi tên người trực ban, tình hình chiến sự quân ta và quân địch, tình hình lương thực, vũ khí, các mũi tấn công, các mục tiêu chính tại Sài Gòn... Hiện vật này được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Khách tham quan có thể chiêm ngưỡng các loại vũ khí, cờ, băng rôn, tranh ảnh... được sử dụng trong chiến dịch.
Khách tham quan có thể chiêm ngưỡng các loại vũ khí, cờ, băng rôn, tranh ảnh... được sử dụng trong chiến dịch.
Chiếc xe máy quân giải phóng miền Đông Nam bộ đã sử dụng để chuyển công văn, mệnh lệnh chiến đầu từ Bộ chỉ huy đến các đơn vị từ năm 1965 - 1975.
Chiếc xe máy quân giải phóng miền Đông Nam bộ đã sử dụng để chuyển công văn, mệnh lệnh chiến đầu từ Bộ chỉ huy đến các đơn vị từ năm 1965 - 1975.
Chiếc thuyền của cựu công binh Quân khu 7 dùng để vận chuyển bộ đội và phương tiện kỹ thuật trong chiến dịch.
Chiếc thuyền của cựu công binh Quân khu 7 dùng để vận chuyển bộ đội và phương tiện kỹ thuật trong chiến dịch.
Bảo tàng trưng bày nhiều kỷ vật cá nhân, chân dung các tướng lĩnh từng tham gia chiến dịch. Nổi bật là bộ quân phục, sổ nhật ký và kính lúp Đại tướng Văn Tiến Dũng sử dụng trong những năm chiến tranh đến khi đất nước thống nhất.
Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), bí danh Lê Hoài; từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và là người chỉ huy trực tiếp chiến dịch Hồ Chí Minh.
Bảo tàng trưng bày nhiều kỷ vật cá nhân, chân dung các tướng lĩnh từng tham gia chiến dịch. Nổi bật là bộ quân phục, sổ nhật ký và kính lúp Đại tướng Văn Tiến Dũng sử dụng trong những năm chiến tranh đến khi đất nước thống nhất.
Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), bí danh Lê Hoài; từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và là người chỉ huy trực tiếp chiến dịch Hồ Chí Minh.
Hàng trăm tranh ảnh, bản đồ về diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh được treo trong bảo tàng. Nổi bật là bức tranh xe tăng của quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, đánh dấu sự thắng lợi của chiến dịch và thống nhất đất nước.
Hàng trăm tranh ảnh, bản đồ về diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh được treo trong bảo tàng. Nổi bật là bức tranh xe tăng của quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, đánh dấu sự thắng lợi của chiến dịch và thống nhất đất nước.
Bên ngoài bảo tàng trưng bày xe tăng, máy bay chiến đấu từng được sử dụng trong chiến dịch. Ngoài ra còn có xác một chiếc máy bay của đối phương bị bắn rụng trong những ngày cuối tháng 4/1975. Bảo tàng mở miễn phí cửa các ngày trong tuần trừ thứ bảy và chủ nhật.
Bên ngoài bảo tàng trưng bày xe tăng, máy bay chiến đấu từng được sử dụng trong chiến dịch. Ngoài ra còn có xác một chiếc máy bay của đối phương bị bắn rụng trong những ngày cuối tháng 4/1975. Bảo tàng mở miễn phí cửa các ngày trong tuần trừ thứ bảy và chủ nhật.
Quỳnh Trần