Giao tiếp qua điện thoại khó hơn nói chuyện trực tiếp vì bạn không được nhìn thấy khẩu hình miệng và ngôn ngữ hình thể của người đối diện. Bên cạnh đó, chất lượng âm thanh còn có thể ảnh hưởng đến câu chuyện giữa hai người. Những mẫu câu, bí quyết nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi ở trong tình huống trên.
Thường xuyên dùng những cụm từ lịch sự
Trong khi nói chuyện, bạn nên chú ý sử dụng những cụm từ lịch sự để người nghe cảm thấy thân thiện. Khi yêu cầu hay đề nghị ai làm gì, những từ như "could", "would", "can", "may" nên được sử dụng.
Còn nếu bạn đang hỏi nhờ ai làm gì giúp mình, những kính ngữ sau không nên bị bỏ sót:
- Please
- Thank you
- Thank you very much.
Cách nói thân mật hơn là:
- Thanks
- Cheers
- Okay
- No problem
Một lý do khiến những từ lịch sự nên được dùng trong khi nói chuyện điện thoại là người nghe không thấy được biểu cảm của bạn nên một câu nói ngắn gọn sẽ có thể bị hiểu nhầm thành "cộc lốc".
Luôn hỏi lại mỗi khi chưa nghe rõ
Nhiều người gặp phải tình huống không nghe rõ người bên kia nói gì nhưng ngại hỏi lại và vẫn tiếp tục câu chuyện hay giả vờ đồng ý. Tuy nhiên, bạn nên đề nghị được nhắc lại, diễn giải rõ hơn thay vì bỏ qua, tránh ảnh hưởng đến công việc về sau. Những mẫu câu hữu ích trong trường hợp này là:
- Could you repeat that please? (Anh có thể vui lòng nhắc lại được không?)
- Could you speak a little more slowly please? (Anh có thể vui lòng nói chậm hơn một chút không?)
- Would you mind spelling that for me please? (Anh không phiền nếu đánh vần từ ấy lên giúp tôi chứ?)
Nếu chất lượng đường truyền kém, bạn có thể giải thích "I'm afraid the line is quite bad" (Tôi e là đường truyền khá tệ).
Ngoài ra, bạn cũng nên luyện tập trước những cụm từ thường được dùng đến. Danh sách các cụm từ cần thiết trong các trường hợp dưới đây có thể hữu ích với bạn:
Bắt đầu cuộc gọi |
Nghe máy, nhận cuôc gọi |
Hỏi thông tin, đề nghị ai đó làm gì |
Đề nghị đợi máy, chuyển máy cho người khác |
Chào tạm biệt |
Viết ra ý chính của cuộc nói chuyện
Nếu bạn lo lắng đến mức có thể nói ngập ngừng, chẳng hạn như trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, hãy viết ra lần lượt những điều mình định nói. Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn, nói chuyện mạch lạc và không bị quên những nội dung quan trọng.
Sử dụng các cụm động từ
Người bản ngữ có thói quen dùng nhiều cụm động từ (phrasal verbs) khi nói chuyện điện thoại. Những cụm từ như "hold on" (giữ máy), "pick up" (nghe máy), "speak up" (nói to lên) sẽ khiến diễn đạt của bạn tự nhiên như một người bản ngữ đích thực.
Y Vân
Trung tâm Anh ngữ AMA giới thiệu các khóa học tiếng Anh dành cho trẻ em, giao tiếp chuyên sâu nghe nói và luyện thi chứng chỉ IELTS, TOEFL, TOEIC…. Mô hình Học chủ động giúp lịch học được linh hoạt với sự hướng dẫn của giáo viên bản ngữ. Đăng ký học thử tại đây.