Đèo Văn Long là con thứ hai của chúa Đèo Văn Trị (có tài liệu ghi Đèo Văn Trì), người Thái Trắng, quê ở bản Nậm Dòn, xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Ông nắm quyền cai quản 12 xứ Thái ở nơi đây.
Đèo Văn Trị, bố của Đèo Văn Long là đồng minh của Thống đốc Pháp Auguste Pavie. Ông mở đường cho quân Pháp tiến vào vùng Mường Thanh. Sự kiện này đánh dấu cuộc xâm lăng lần thứ nhất của quân Pháp vào thung lũng Điện Biên.
Để bảo đảm sự trung thành lâu dài của Đèo Văn Trị, người Pháp đã trao cho ông quyền cai trị cha truyền con nối tại 12 xứ Thái, không những thế còn nâng lên vị trí vua Thái. Năm 1908, Đèo Văn Trị qua đời, cơ nghiệp giao cho con cả là Đèo Văn Kháng. Năm 1927, ông Kháng ốm chết, em trai là Đèo Văn Long thay anh lên nắm quyền hành.
Được sự hỗ trợ của Pháp, Đèo Văn Long ra sức vơ vét của cải, buôn bán thuốc phiện, lâm thổ sản, hàng hóa, tổ chức những đoàn thuyền lớn lấy sông Đà làm tuyến giao thông chính giao thương với vùng đồng bằng sông Hồng và trở thành người giàu có nhất vùng.
Cuối năm 1953, quân Việt Minh bắt đầu chiến dịch giải phóng Lai Châu, mở đầu cho cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954. Khi quân đánh thẳng vào thị trấn Lai Châu, Đèo Văn Long chỉ kịp mang theo gia quyến chạy theo quân Pháp về Hà Nội và không còn cơ hội trở lại mảnh đất cũ.
Ngày nay, tại xã Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) vẫn còn khu phế tích dinh thự của vua Thái Đèo Văn Long, ghi dấu một thời thống khổ của nhân dân Tây Bắc. Một phần lớn dinh thự này đã chìm sâu xuống lòng sông Đà.
Ở hai phương án còn lại, Vương Chí Sình là vua Mèo ở cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) và Hoàng A Tưởng là vua xứ Bắc Hà (Lào Cai).
Câu 6: Pa pỉnh tộp là món ăn đặc sản của vùng Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng. Món ăn này liên quan đến loại thực phẩm nào dưới đây?