
Ảnh minh họa: Menshealth.
Trả lời:
Chào bạn,
Trước tiên, tôi xin chia sẻ về những nguy cơ lây nhiễm HIV. Hành vi quan hệ xâm nhập bằng đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Do hành vi này ít khi thực hiện riêng rẽ (thường kèm với các hành vi giao hợp) nên các nghiên cứu thống kê chỉ dừng lại ở nhận định rằng "Nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ bằng miệng là thấp, nhưng không phải tuyệt đối không thể”. Còn với các bệnh tình dục khác như lậu, giang mai, herpes sinh dục… thì khả năng lây nhiễm ở hành vi này có phần cao hơn.
Về biểu hiện như mô tả trên, trước hết tôi trả lời bạn rằng phát ban không điển hình cho HIV mà có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Ở tình huống của bạn, biểu hiện phát ban mang tính khu trú, khác biệt với biểu hiện phát ban toàn thân trong nhiễm HIV cấp tính, hiểu đơn giản là ban nổi lan toả nhiều khu vực.
Tuy vậy, biểu hiện nhiễm HIV cấp tính là những triệu chứng không điển hình và không phải xuất hiện ở mọi trường hợp. Tức là một người xuất hiện triệu chứng nghi ngờ hay một người không biểu hiện triệu chứng đều có khả năng nhiễm HIV như nhau nếu họ cùng có những hành vi nguy cơ giống nhau.
“Chỉ có thể phát hiện nhiễm HIV thông qua xét nghiệm” là thông điệp đã có từ lâu, và đến nay vẫn đúng. Do vậy, thay vì nghi ngờ, bạn nên nhanh chóng tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, song song với việc quản lý hành vi nguy cơ của bản thân. Bên cạnh HIV, bạn cũng nên kiểm tra các bệnh lý lây truyền qua đường quan hệ tình dục khác như lậu, giang mai, viêm gan siêu vi B,C...
Thân ái.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ