Trong bối cảnh máy ảnh ống kính có độ zoom lớn thống trị như hiện nay, nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã và đang chờ đợi một máy ảnh có ống kính góc rộng cho nhu cầu sáng tác của họ. Và rồi sự mong đợi của họ đã được đáp ứng khi Nikon tung ra Coolpix 8400, một trong những máy ảnh bán chuyên có góc mở ống kính lớn nhất trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, máy còn có cảm biến ánh sáng lên tới 8 triệu điểm ảnh hiệu dụng và khả năng lấy nét tự động cực nhanh.
Nhờ lớp vỏ plastic pha magiê rất nhẹ, bền nên Coolpix 8400 chỉ nặng có 482 g, nhẹ hơn phiên bản anh em Coolpix 8800. Và do không có ống kính độ zoom 10x như 8800 nên kích thước của máy cũng nhỏ hơn (114x81x20 mm). Máy rất dễ cầm và thao tác nhờ có tay cầm rãnh sâu và được bọc da mềm cùng với sự cân đối về trọng lượng của thân máy.
Đa số các máy ảnh hiện nay được trang bị ống kính 35-105 mm hoặc 35-108 mm, cho góc mở lớn nhất khoảng 50 độ. Ống kính của Coolpix 8400 có tiêu cự 24-85 mm, cho góc mở cực đại lên tới 84 độ ở tiêu cự 24 mm. Với góc mở lớn như vậy, bạn có thể yên tâm trong những tình huống chụp có góc bao quát rộng như chụp đám đông, sân vận động hay bãi biển. Nikon còn trang bị cho máy ống kính chuyển đổi góc rộng 0,75x, cho phép giảm tiêu cự cực tiểu của ống kính xuống 18 mm khi gắn vào. Hệ thống ống kính được cấu tạo từ 11 thành phần chia làm 7 nhóm, trong đó nổi bật là 2 thấu kính có độ tán xạ ánh sáng cực thấp nằm ngoài cùng, giúp giảm nhiễu tối đa và tái hiện màu sắc chính xác. Nhờ công nghệ chế tạo ống kính mới của Nikon, ống kính có tốc độ lấy nét tự động rất nhanh và có thêm nhiều tính năng mới ở chế độ lấy nét tự động. Nhờ đó bạn có thể ghi hình những khoảnh khắc bất ngờ với độ nét cao.
*Máy ảnh số 8 chấm |
*Chống rung cho máy số |
Độ mở của ống kính thay đổi từ f2,8 ở vị trí chụp góc rộng tới f4,9 ở chế độ chụp tele, và Coolpix 8400 có khả năng chụp cận cảnh đối tượng ở cách ống kính 3 cm. Hệ thống lấy nét tự động hoạt động theo kiểu tâm điểm và 5 điểm thông minh. Bạn cũng có thể chọn kiểu lấy nét 9 điểm thông minh hoặc lấy nét hoàn toàn bằng tay.
Một điểm mà Coolpix 8400 thua kém Coolpix 8800 là ống kính không được ứng dụng công nghệ giảm độ rung VR tương tự như công nghệ IS của Canon hay công nghệ OIS của Panasonic trong đó có một ống kính thành phần chuyển động nhẹ nhàng bên trong ống kính lớn phóng tới mục tiêu cần chụp.
Trên đỉnh máy, bạn có thể thấy nút điều khiển chế độ hình bánh xe cho phép truy cập các chế độ xem lại ảnh, phơi sáng tự động hoàn toàn, phơi sáng tối ưu lập trình sẵn, chụp ưu tiên tốc độ và độ mở, chỉnh tay, cảnh chụp và quay video. Ngoài ra, bánh xe này còn cho phép chọn kích thước/chất lượng ảnh, độ nhạy sáng và cân bằng trắng. Đỉnh máy còn là nơi trú ngụ của đèn flash (hoạt động theo cơ chế bật lên), một chân để gắn đèn flash ngoài và một màn hình tinh thể lỏng đơn sắc hiển thị tình trạng hoạt động của máy. Nằm ở tay cầm có nút bấm chụp, nút nguồn, nút thay đối chế độ đèn flash và nút thay đối thông số đo sáng. Ngoài ra còn có nút Func để truy cập các chức năng trong menu.
Mặc dù nhẹ hơn 8800, song 8400 không phải là camera dành cho việc chụp bằng một tay. Bạn sẽ phải dùng tay phải nắm lấy tay cầm, đặt ngón trở lên nút bấm chụp và đặt ngón cái nên nút điều chỉnh độ zoom và phần trái thân máy cần được sự hỗ trợ của tay trái.
Màn hình TFT LCD 1,8 inch (45 mm) có độ phân giải 134.000 pixel, có khả năng xoay ngang. Những máy ảnh có màn hình lớn thường có khe ngắm không ấn tượng lắm với khiếm khuyết là độ phân giải thấp (thường là thấp hơn hoặc bằng độ phân giải màn hình) hoặc là không hiển thị hết khung, hoặc cả hai. Với Coolpix 8400, bạn sẽ thường xuyên sử dụng khe ngắm (điện tử) hơn vì nó có độ phân giải rất cao, lên tới 235.000 pixel, nên hình ảnh trông rõ nét hơn nhiều so với khi nhìn trên màn hình.
Hệ thống menu 3 cấp của Coolpix tỏ ra hiệu quả trong việc thay đổi các chế độ chụp tối ưu sẵn và thay đối các tuỳ chọn ở chế độ xem lại. Ngoài hệ thống menu chính, máy còn có My Menu, cho phép người sử dụng chọn 6 trong số 21 chế độ cảnh chụp để đưa ra màn hình (bạn nên chọn 6 chế độ thường sử dụng nhất) để tiết kiệm thời gian truy cập.
Với chức năng phơi sáng, người sử dụng có thể chọn 4 chế độ phơi sáng tự động hoặc đo sáng bằng tay nhờ bộ phận đo sáng tích hợp trong máy. chế độ đo sáng tự động, bạn có thể chọn kiểu ưu tiên trung tâm, ma trận 256 điểm và tâm điểm, hoặc dùng vùng lấy nét tự động hiện tại để đo lường độ sáng. Các thông số độ phơi sáng sẽ được thiết lập căn cứ theo độ mở tối ưu nhất, và tốc độ trập sẽ được chọn trong khoảng 1/8.000 8 giây ở chế độ chỉnh tay và hơn 2 giây ở chế độ tự động và lập trình. Để cho chắc ăn, bạn có thể lựa chọn chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng. Đa số máy ảnh hiện nay có tốc độ chụp nhỏ nhất là 1/2.000 giây, cao hơn nữa là 1/3.000 hoặc 1/4.000 giây. Vượt trội lên tất cả về phương diện tốc độ chụp, 8400 có thể chụp ở tốc độ cao nhất là 1/8.000 giây, một trong những con số "đầu bảng" trên thị trường máy ảnh hiện nay.
Coolpix 8400 có 15 chế độ cảnh chụp tối ưu sẵn, trong đó đáng chú ý là Night Portrait, Night Landscape (tái hiện màu sắc chính xác ở những tình huống chụp đêm), pháo hoa, bình minh, hoàng hôn, sao chép (để chụp văn bản), ghép toàn cảnh, thể thao. Máy có tới 2 loại đèn flash gắn ngoài (SB600 và SB800) có khả năng đồng bộ phát sáng với đèn flash bên trong. Ngoài ra, người sử dụng còn có thể kết nối đèn flash ngoài với cáp nguồn để lấy điện năng trong khi đang hoạt động. Những người hay chụp các sự kiện thể thao sẽ rất thích hệ thống đèn flash của Coolpix 8400, bởi nó có tốc độ nạp điện cực nhanh, cho phép chụp gần như liên tục.
Thông số kỹ thuật |
Kích thước: 114x81x20 mm Nặng: 482 g (cả pin và thẻ nhớ) Cảm biến: CCD 2/3 inch, 8 Mp Độ mở ống kính: f2,6-f4,9 Tiêu cự: 24-85 mm Zoom số: 4x, zoom quang: 3,5x Tốc độ chụp: 1/8.000-8 giây Màn hình: TFT LCD 1,8 inch, 123.000 pixel Lấy nét: tự động, chỉnh tay Kiểu lấy nét: 9 điểm Khoảng lấy nét: 50 cm - vô cực Kiểu đo sáng: ma trận, ưu tiên trung tâm, tâm điểm Chế độ phơi sáng: Bulb, tự động, lập trình sẵn, chỉnh tay, ưu tiên tốc độ, ưu tiên khẩu độ ISO: 50, 100, 200, 400, tự động Chế độ cảnh chụp: 15 Hiệu ứng màu: giả cổ, đen trắng, bão hòa màu Cân bằng trắng: tự động, ban ngày, đèn nóng sáng, trời có mây, đèn nến Chế độ đèn flash: tự động, khử mắt đỏ, cưỡng bức, đồng bộ chậm, tự động kèm khử mắt đỏ Giao tiếp: USB Khe ngắm: quang học Thẻ nhớ: Microdrive, CompactFlash. |
Chế độ Best Shot Selector cho phép bạn chụp nhiều ảnh với độ phơi sáng khác nhau nhưng sau đó máy sẽ tự đông chọn ảnh có có chất lượng tối ưu nhất dựa theo một tiêu chí nào đó, chẳng hạn như độ sáng, độ chi tiết hay độ bão hòa màu. chế độ này, máy có thể chụp tới 10 kiểu nên bạn có thể thoải mái chọn lựa. Như vậy, Best Shot Selector ưu việt hơn hẳn so với chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng, vì chế độ này chỉ cho phép chọn ra một ảnh có độ phơi sáng tối ưu nhất từ 3-5 ảnh chụp cùng một đối tượng.
Coolpix 8400 có 2 chế độ chụp liên tiếp. chế độ chụp liên tiếp mức 1, máy có thể chụp 11 kiểu ở độ phân giải tối đa trong thời gian chưa tới 11 giây. mức 2, máy chụp tới 7 kiểu 640x480 pixel với tốc độ 2,7 hình/giây nhưng chỉ lưu lại 5 kiểu cuối khi bạn nhả nút bấm chụp. Tính năng này rất có ích khi chụp những cảnh chuyển động nhanh, tình huống mà người chụp không thể biết được khoảnh khắc đẹp nhất sẽ diễn ra vào lúc nào. Độ trễ cửa trập là 0,6 giây nên bạn sẽ hầu như không cảm nhận được.
Khả năng quay video của 8400 cũng khá ấn tượng. Các đoạn phim có độ phân giải 640x480 pixel, tốc độ 30 hình/giây và thời gian lưu trữ trên thẻ nhớ là 60 giây. Nếu muốn tăng thời lượng, bạn có thể chọn quay ở độ phân giải 320x240 pixel với tốc độ 15 hình/giây.
Phần mềm biên tập hình ảnh của Coolpix 8400 có đầy đủ các chức năng cần thiết để bạn chỉnh sửa, thêm hiệu ứng cho ảnh. Nổi bật nhất là chức năng bù sáng D-Lighting - giúp tăng độ sáng của các vùng ảnh tối mà không làm thay đổi độ sáng của vùng ảnh lân cận và chức năng Panorama Assist, giúp bạn có ghép những kiểu ảnh bộ phận của một ảnh toàn cảnh thành một ảnh hoàn chỉnh.
Coolpix 8400 cũng hỗ trợ chuẩn in ảnh PictBridge, cho phép kết nối với máy in để in ảnh trực tiếp.
Giá bán tại châu Âu: 500-899 USD.
Việt Linh (theo Cnet)