Tại thủ đô Bắc Kinh, nồng độ hạt bụi phân tử nhỏ trong không khí cao hơn 40 lần so với tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Khi ra đường, họ đều phải đeo khẩu trang. Ảnh: AP
Tại thủ đô Bắc Kinh, nồng độ hạt bụi phân tử nhỏ trong không khí cao hơn 40 lần so với tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Khi ra đường, họ đều phải đeo khẩu trang. Ảnh: AP
Các tòa nhà lớn ở thủ đô Bắc Kinh chìm trong sương mù, khói bụi dày đặc. Ảnh: ChinaFotoPress
Người đàn ông này đang thu gom cá chết trong một hồ nước ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Ô nhiễm nguồn nước và thời tiết nắng nóng là nguyên nhân khiến khoảng 50 tấn cá chết. Ảnh: Reuters
Người đàn ông này đang thu gom cá chết trong một hồ nước ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Ô nhiễm nguồn nước và thời tiết nắng nóng là nguyên nhân khiến khoảng 50 tấn cá chết. Ảnh: Reuters
Một người phụ nữ đang thu thập vỏ chai nhựa gần con sông ô nhiễm và có màu nước nhuộm hồng ở huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây. Nước thải đổ trực tiếp từ một nhà máy sản xuất giấy ở gần đó là nguyên nhân khiến con sông ô nhiễm. Ảnh: AP
Một người phụ nữ đang thu thập vỏ chai nhựa gần con sông ô nhiễm và có màu nước nhuộm hồng ở huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây. Nước thải đổ trực tiếp từ một nhà máy sản xuất giấy ở gần đó là nguyên nhân khiến con sông ô nhiễm. Ảnh: AP
Các đám tảo xanh lớn bao vây bờ biển của thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, xuất hiện do tình trạng ô nhiễm nước. Tảo để lại mùi hôi thối khi chúng dạt vào các bờ biển. Ảnh: Reuters
Các đám tảo xanh lớn bao vây bờ biển của thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, xuất hiện do tình trạng ô nhiễm nước. Tảo để lại mùi hôi thối khi chúng dạt vào các bờ biển. Ảnh: Reuters
Hồ Sào, một nguồn nước ô nhiễm nặng và phủ đầy tảo ở tỉnh An Huy. Ảnh: Reuters
Các công nhân đang xử lý nguồn nước thải bị rò rỉ từ bể chứa của một mỏ đồng đỏ ở huyện Thượng Hàng, tỉnh Phúc Kiến. Theo Xinhua, rò rỉ chất thải đã khiến 1,89 triệu kg cá chết hoặc nhiễm độc. Ảnh: Reuters
Các công nhân đang xử lý nguồn nước thải bị rò rỉ từ bể chứa của một mỏ đồng đỏ ở huyện Thượng Hàng, tỉnh Phúc Kiến. Theo Xinhua, rò rỉ chất thải đã khiến 1,89 triệu kg cá chết hoặc nhiễm độc. Ảnh: Reuters
Đứa trẻ này đang uống nước bẩn gần một con suối ở huyện Phú Nguyên, tỉnh Vân Nam. Ảnh: Reuters
Một phần ba trong số các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia của Trung Quốc đang "hy sinh" môi trường cảnh quan cho mục đích lợi nhuận. Cậu bé trong ảnh đang bơi giữa dòng nước ô nhiễm ở huyện Bình Bá, thuộc tỉnh Quý Châu. Ảnh: Reuters
Một phần ba trong số các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia của Trung Quốc đang "hy sinh" môi trường cảnh quan cho mục đích lợi nhuận. Cậu bé trong ảnh đang bơi giữa dòng nước ô nhiễm ở huyện Bình Bá, thuộc tỉnh Quý Châu. Ảnh: Reuters
Rác thải trôi nổi trên một con phố ngập lụt ở thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông. Ảnh chụp ngày 23/8/2013. Ảnh: Reuters
Rác thải trôi nổi trên một con phố ngập lụt ở thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông. Ảnh chụp ngày 23/8/2013. Ảnh: Reuters
Nước sông ô nhiễm và chuyển sang màu vàng ở thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Hoạt động của các ngành công nghiệp nặng là nguyên nhân gây ô nhiễm nhiều nguồn nước ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Nước sông ô nhiễm và chuyển sang màu vàng ở thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Hoạt động của các ngành công nghiệp nặng là nguyên nhân gây ô nhiễm nhiều nguồn nước ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Rác thải trôi nổi phủ kín bề mặt sông Dương Tử, gần hồ chứa Tam Hiệp ở huyện Phụng Tiết, thành phố Trùng Khánh. Ảnh: Reuters
Rác thải trôi nổi phủ kín bề mặt sông Dương Tử, gần hồ chứa Tam Hiệp ở huyện Phụng Tiết, thành phố Trùng Khánh. Ảnh: Reuters
Anh Hoàng