Pitu
Đây là ứng dụng đang "làm mưa làm gió" thời gian qua, có trên iOS và Android. Bằng cách giúp chủ nhân bức ảnh "hóa thân" vào các nhân vật nổi tiếng trong bộ phim Tam Quốc diễn nghĩa như Tào Tháo, Trương Phi... Pitu thu hút một lượng rất lớn người dùng. Trên mạng xã hội, rất nhiều hình ảnh được chia sẻ.
Tuy nhiên, ứng dụng này lại đòi hỏi truy cập quá nhiều quyền không cần thiết. Ứng dụng này tất nhiên phải truy xuất thư viện ảnh hay truy cập camera, nhưng nó lại "đòi" thêm quyền truy cập vị trí địa lý, số điện thoại, lịch sử duyệt web, ID máy… dấy lên mối nghi ngờ thu thập thông tin người dùng.
Nếu người dùng còn nhớ, Pitu chính là ứng dụng từng "tạo sóng" một thời với tính năng giúp hóa thân vào nhân vật Võ Tắc Thiên cuối 2014. Mặc dù cũng từng bị nghi ngờ thu thập dữ liệu cá nhân do đòi quá nhiều quyền hạn tương tự như trên và từng bị nhiều người tẩy chay. Nhưng sau hơn 2 năm, nó lại tiếp trở thành trào lưu vì tính năng mới.
Video Pitu đòi nhiều quyền truy cập:
Meitu
Trước Pitu ít lâu, Meitu là ứng dụng bị tố là thu thập thông tin người dùng. Cũng là một ứng dụng chỉnh sửa ảnh, nhưng nó vẫn đòi rất nhiều quyền hạn trên thiết bị, và chúng không phục vụ cho chức năng chính là chụp và sửa ảnh.
Hãng nghiên cứu bảo mật Will Strafach phát hiện, bên trong Meitu trên iOS có chứa "những đoạn mã phức tạp và đáng ngờ", làm nhiệm vụ kiểm tra điện thoại một cách âm thầm, trong đó có nhận dạng thiết bị đã jailbreak hay chưa, số thuê bao di động, nhà mạng… Nguy hiểm hơn, nó còn thu thập địa chỉ MAC và số IMEI, cũng như tự động khởi chạy khi bật thiết bị cài đặt nó. Những dữ liệu này sau đó gửi về máy chủ ở Trung Quốc, và ngoài bán cho các nhà quảng cáo, chúng để làm gì thì không thể biết.
Meitu đòi những quyền truy cập gì:
Đây là ứng dụng chat miễn phí trên điện thoại di động, máy tính bảng như Viber, WhatsApp, Tango… và cũng nổi tiếng một thời tại Việt Nam. Tuy nhiên, ứng dụng đã bị tẩy chay do đưa vào bản đồ có "đường lưỡi bò" phi pháp.
Trước đó, vào 12/2012, Guardian (Anh) đã cảnh báo chức năng bảo mật trong ứng dụng nhắn tin di động WeChat của Tencent có thể theo dõi vị trí, nội dung riêng tư của hơn 200 triệu người dùng theo thời gian thực. Thậm chí, ngay một số báo chí của Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ mất an toàn của WeChat, khiến dữ liệu người dùng dễ bị lọt vào tay kẻ xấu.
WeChat đòi những quyền truy cập gì:
Những ứng dụng khác
Theo số liệu từ các nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm Citizen Lab (Canada) trong tháng 2/2016, hàng nghìn ứng dụng của Baidu đang thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng và gửi về máy chủ Trung Quốc mỗi ngày. Các thông tin bị thu thập bao gồm vị trí người dùng hiện tại, lịch sử tìm kiếm, duyệt trang web…
Cũng trong cuối 2015, Apple đã loại bỏ hàng loạt ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc trên App Store. Có ít nhất 256 ứng dụng bị hãng điện tử Mỹ loại bỏ do chúng đòi hỏi quyền lấy địa chỉ email, số seri thiết bị và danh sách các ứng dụng đã tải, sau đó đẩy thông tin về máy chủ của công ty Trung Quốc.
Theo thống kê của Trung tâm dữ liệu Internet Trung Quốc (DCCI) sau khi điều tra 1.400 ứng dụng trên khắp thị trường Android của nước này tháng 4/2012, có tới 66,9% số ứng dụng đang theo dõi dữ liệu người dùng, 34,5% trong số đó truy cập dữ liệu cá nhân không liên quan tới chức năng của ứng dụng, 73,1% các ứng dụng Android ở Trung Quốc có chức năng đọc ghi âm điện thoại, 61,1% có khả năng đọc tin nhắn SMS, 60,5% âm thầm thu thập số điện thoại của người dùng. Mặc dù đây là số liệu không mới, nhưng nó vẫn cho thấy ứng dụng Trung Quốc luôn tiềm tàng nguy cơ bị đánh cắp thông tin một cách âm thầm, thậm chí đưa vào mã độc để lấy các dữ liệu "nhạy cảm" khác mà chủ nhân của nó không hề hay biết.
Bảo Lâm