Thuở mới làm mẹ, chị Bùi Hà (Long Biên, Hà Nội) từng trải qua những thời điểm "đau thắt tim gan" vì con sốt. Chỉ cần thời tiết chớm thay đổi là bé Nấm bị cảm cúm, ho, sổ mũi và thường kèm theo sốt cao trên 39 độ. Do mới có con lần đầu, chị rất thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Có lần con sốt cao kéo dài, co giật phải nhập viện khiến chị rất sợ hãi.
Chị Minh Hiếu (Tân Bình, TP HCM) cũng có rất nhiều kỷ niệm "khó quên" khi con còn nhỏ. Hai vợ chồng sống xa ông bà nội ngoại nên mỗi lần con bị ốm là cả nhà đều mất ăn mất ngủ. Càng thấy con sốt chị lại càng cuống lên, ai mách gì chị cũng làm. Sợ bé lạnh nên chị ủ ấm cho con, có khi lau người bằng khăn lạnh mong con hạ nhiệt, hay đôi lúc tự ý dùng thuốc hạ sốt mà không để ý đến liều lượng, khiến con không hạ sốt mà còn ốm thêm. Nhiều đêm thức trắng, chị từng nghĩ đến chuyện bỏ việc để ở nhà chăm con vì mỗi lần con bệnh chị cũng thấy kiệt sức theo.
Bác sĩ CK2 Hoàng Quốc Tưởng, giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, cho hay những sai lầm trên rất phổ biến khi các bậc cha mẹ chăm sóc trẻ bị sốt. Sốt vốn là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ khi cơ thể phản ứng với các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, thời tiết thu đông như hiện nay là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virus, vi khuẩn phát triển và gây nên các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ nhỏ như tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp trên... Khi bị bệnh, trẻ thường sốt cao kèm các triệu chứng khác.
Bác sĩ Tưởng lưu ý, khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên bình tĩnh xử lý, tránh vội vàng áp dụng các phương pháp thiếu cơ sở khoa học dưới dây, gây hậu quả khôn lường cho con.
Dùng tay đo thân nhiệt
Nhiều phụ huynh có thói quen dùng tay sờ trán để đoán nhiệt độ của trẻ khi sốt. Tuy nhiên, cách xác định thân nhiệt cho trẻ bằng cảm quan như vậy sẽ không chính xác. Có thể xác định sơ bộ bằng cách dùng tay sờ nách trẻ, nhưng không nên sờ tay chân vì khi sốt cao, tay chân có thể bị lạnh, khiến việc đánh giá tình trạng bị sai.
Bác sĩ Tưởng cho hay để kiểm tra nhiệt độ cho trẻ đúng cách, cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế. Nhiệt kế thuỷ ngân cho kết quả chính xác nhưng dễ vỡ gây ngộ độc cho trẻ. Do đó, đo thân nhiệt bằng thiết bị hồng ngoại sẽ an toàn hơn. Cách đo tốt nhất là để đầu dò phía trên cung mày rồi di chuyển chậm rãi đầu dò theo cung mày đến trước tai và xem kết quả hiển thị trên màn hình.
"Phụ huynh nên dùng nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ của trẻ tại nách, miệng, hậu môn, tai, trán. Với trẻ sơ sinh, nên sử dụng nhiệt kế điện tử để kẹp vào nách. Với trẻ 3 tháng - 5 tuổi, có thể lấy nhiệt độ tại nách hoặc tai. Trẻ lớn hơn thì có thể lấy ở nách là chủ yếu", bác sĩ Tưởng cho biết.
Nếu trẻ có nhiệt độ hậu môn là 36,5 - 37,5 độ C là bình thường. Nếu nhiệt độ hậu môn, tai trên 38 độ C, nhiệt độ nách, miệng trên 37,5 độ C tức là trẻ đã sốt.
Chăm trẻ sai cách
Khi thấy con sốt cao, một số phụ huynh tìm mọi cách để làm mát cơ thể cho con như dán miếng hạ sốt, chườm túi đá lạnh, lau người bằng nước lạnh, nước pha rượu hoặc cồn, chà chanh.. Tuy nhiên, bác sĩ... cảnh báo những phương pháp này không những không hiệu quả trong việc hạ sốt mà còn có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Khi chườm lạnh hoặc dùng miếng dán, sờ da trẻ sẽ thấy mát hơn nhưng thực tế nhiệt độ cơ thể không hề giảm, thậm chí trẻ có thể bị ốm nặng hơn vì ngấm lạnh vào người. Tương tự, việc chườm hay lau người bằng nước lạnh khi cơ thể trẻ đang nóng có thể gây chênh lệch nhiệt độ quá mức, dẫn tới bỏng lạnh và suy hô hấp. Rượu, cồn có thể làm mát nhanh nhưng có chứa một số chất hóa học có thể thấm qua da khiến trẻ bị ngộ độc. Chanh cũng có thể hạ sốt nhưng trong chanh có chứa các chất gây hại cho làn da non nớt của trẻ.
"Tuy không cần chườm lạnh, nhưng nhiều mẹ kiêng tắm, kiêng luôn cả việc lau rửa cơ thể cho trẻ thì không nên. Vì tắm hay lau người bằng nước ấm sẽ giúp trẻ cảm thấy sạch sẽ, dễ chịu hơn, hạn chế nguy cơ bé bị nhiễm trùng", bác sĩ Tưởng cho biết.
Phụ huynh nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không ủ ấm hoặc cởi hết đồ của trẻ. Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng, tránh gió. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc uống oresol để bù nước cho cơ thể, bên cạnh các dung dịch khác như sữa, nước trái cây để bổ sung vitamin.
Dùng thuốc hạ sốt chưa phù hợp
Hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt trên thị trường với các thành phần khác nhau như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin....Việc lạm dụng hay sử dụng thuốc hạ sốt không đúng loại, đúng liều lượng có thể gây ra những hậu quả khôn lường lên sức khoẻ của trẻ.
Theo bác sĩ..., chỉ khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, phụ huynh mới nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp. Ví dụ, thuốc hạ sốt Hapacol có chứa Paracetamol, với liều dùng riêng cho từng đối tượng nên rất dễ sử dụng như Hapacol 80 dành cho trẻ nặng 5 đến 8kg, Hapacol 150 cho trẻ nặng 10 đến 15kg, Hapacol 250 cho trẻ nặng 16 đến 25kg.
Phụ huynh nên cân nhắc khi dùng thuốc có thành phần Aspirin và Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì Aspirin có thể gây xuất huyết, còn Ibuprofen có thể gây các phản ứng khó chịu đến đường tiêu hóa của trẻ. Các loại này chỉ nên sử dụng khi có bác sĩ chỉ định.
Cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bắt đầu có một số biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục trên 39 độ C, khò khè, khó thở, ngủ li bì, khó đánh thức, co giật kèm tay chân lạnh, nôn hết những gì đã bú hoặc ăn, mỏ ác phồng cao, cổ cứng, xuất huyết, bỏ bú, tiêu chảy.....
Vì ám ảnh bởi những lần con ốm nên gần 10 năm sau chị Hà mới dám sinh bé thứ hai. Lần này, chị Hà đã có nhiều kinh nghiệm hơn và biết cách chăm sóc con tốt hơn khi giao mùa. Từ những việc như không mặc quá nhiều đồ ấm, cho bé uống nhiều nước và các dung dịch khác như nước trái cây, sữa... tới việc giữ không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tạo các trò chơi cho bé vận động trong nhà, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với không khí lạnh đều được chị Hà thuộc nằm lòng.
Riêng chị Hiếu thì luôn giữ liên lạc với bác sĩ Nhi đồng khi sinh bé thứ hai. Theo tư vấn từ bác sĩ của bé, chị luôn theo dõi nhiệt độ cho bé bằng nhiệt kế 4 giờ một lần và quan sát kỹ mọi phản ứng cơ thể của con khi sốt để có thể xử trí kịp thời.
Bên cạnh đó, các bác sĩ khuyên bố mẹ cần dự trữ thuốc hạ sốt trong nhà. Trong tủ gia đình chị Hà và chị Hiếu luôn có sẵn Hapacol phù hợp cho trẻ về liều lượng. Thuốc có mùi cam vị ngọt nên các bé dễ dàng hợp tác. Nhờ vậy, mỗi khi thời tiết chuyển mùa, hai người mẹ không còn phải lo lắng vì con sốt, con cũng không bị ói khi phải uống thuốc. Không chỉ dự phòng con ốm, Hapacol 650 cũng được gia đình dự trữ trước khi tiêm phòng Covid-19 cho các thành viên trong trường hợp gặp phản ứng phụ gây sốt.
Anh Ngọc