Không kết thúc câu bằng giới từ
Giới từ dùng để mô tả, kết nối các từ đứng trước và sau nó. Do đó, quy tắc được đặt ra trong văn viết là không được để giới từ ở cuối câu. Tuy nhiên, trong giao tiếp tiếng Anh gần gũi, thân mật, quy tắc này thường bị bỏ qua.
Câu đúng: "With whom should I study English?" (Tôi nên học tiếng Anh với ai?)
Câu phá vỡ quy tắc: "Who should I study English with?"
Không bắt đầu câu bằng từ nối
Nhiệm vụ của các từ nối (như "and", "but", "or", "because") là nối các vế trong câu với nhau. Chúng vốn không được đứng đầu câu đơn nhưng vẫn thường được sử dụng theo cách này.
Câu đúng: "I have to go home, but it’s cold outside" (Tôi phải về nhà, nhưng ngoài trời lạnh quá).
Câu phá vỡ quy tắc: "I have to go home" (Tôi phải về nhà).
"But baby, it’s cold outside!" (Nhưng bạn ơi, ngoài trời lạnh lắm).
Không tách "to" khỏi động từ nguyên thể
Khi dùng thể nguyên của động từ, bạn không được thêm bất kỳ từ nào khác vào giữa từ "to" và động từ đó. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thêm các trạng từ vào vị trí này để bổ trợ nghĩa cho động từ.
Câu đúng: "... to go boldly where no man has gone before" (hãy mạnh dạn đi đến nơi mà chưa ai đặt chân đến).
Câu phá vỡ quy tắc: "... to boldly go where no man has gone before".
Tránh dùng "they" với các từ chỉ số ít
Từ "they" (họ, chúng) dùng cho những danh từ số nhiều. Dù vậy, ở một số trường hợp, người nói tiếng Anh vẫn dùng "they" để chỉ một người hoặc một vật. Điều này xuất phát từ việc người nói không xác định được giới tính của người mình muốn đề cập, hoặc ai đó tuyên bố họ là người vô tính và muốn được gọi bằng "they" thay vì "she" hay "he".
Câu đúng: "I’ve never met those people but they seem nice" (Tôi chưa bao giờ gặp những người đó nhưng họ có vẻ dễ mến).
Câu phá vỡ quy tắc: "I’ve never met that person, but they seem nice" (Tôi chưa bao giờ gặp người đó nhưng họ có vẻ dễ mến).
Tránh những câu rời rạc
Theo nguyên tắc, mỗi câu phải có chủ ngữ, động từ và không được chứa nhiều hơn một bộ phận có thể đứng riêng như một câu hoàn chỉnh.
Cách đúng: "Would you ever eat a bug?" (Cậu đã bao giờ ăn sâu bọ chưa?)
"I would never do that!" (Tớ không bao giờ làm vậy!)
"I would try it. It might be delicious" (Tớ sẽ thử. Nó có vẻ ngon).
Cách phá vỡ quy tắc: "Would you ever eat a bug?" (Cậu đã bao giờ ăn sâu bọ chưa?)
"I would never!" (Tớ không bao giờ)
"I would, it might be delicious" (Tớ sẽ, nó có vẻ ngon).
Tránh phủ định kép
Trong tiếng Anh, quy tắc được đưa ra là tránh dùng hai từ phủ định cùng nhau để diễn đạt một ý. Nó sẽ khiến câu trở nên phức tạp, dù bản chất là khẳng định. Tuy nhiên, để nhấn mạnh hoặc giúp câu mang nghĩa rộng hơn, một số người vẫn dùng cách diễn đạt này.
Câu đúng: "I can’t get any satisfaction" (Tôi không thấy hài lòng chút nào).
Câu phá vỡ quy tắc: "I can’t get no satisfaction" (Tôi không thể không hài lòng).
Dùng danh từ chung theo dạng số ít
Trên thực tế, danh từ chung chỉ một tập thể hay nhóm người, sự vật như "none", "bunch" và "group". Mặc dù để chỉ một nhóm, động từ theo sau những danh từ này thường ở dạng số ít, trừ một số cách dùng gần gũi, thân mật.
Câu đúng: "None of my friends is here" (Không ai trong số bạn bè của tôi ở đây).
Câu phá vỡ quy tắc: "None of my friends are here".
Quy tắc với "less" và "fewer"
Đều là những từ chỉ lượng, nhưng "less" dùng với danh từ không đếm được, còn "fewer" đi kèm danh từ đếm được. Thế nhưng, nhiều người bản xứ không phân biệt cụ thể (hoặc không quan tâm) sự khác nhau giữa "less" và "fewer", và thường dùng "less" cho hầu hết danh từ.
Câu đúng: "I have fewer cats than my neighbor even though she has less space in her home" (Tôi có ít mèo hơn hàng xóm dù nhà cô ấy chật hơn).
Câu phá vỡ quy tắc: "I have less cats than my neighbor even though she has less space in her home".
Thanh Hằng (Theo FluentU)